Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/99053
Nhan đề: Nghiên cứu thực nghiệm, đánh giá sự thay đổi mực nước trong kênh khi mô phỏng nhám vói hạt có đường kính 5÷10 mm
Tác giả: Lê, Nguyên Trung
Từ khoá: Mô phỏng nhám
Mô hình vật lý
Thiết kế nhám
Năm xuất bản: 2022
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khí tượng Thủy văn;Số 738 .- Tr.12-22
Tóm tắt: Mô phỏng nhám trong mô hình vật lý của thí nghiệm mô hình thuỷ lực là công việc rất quan trọng ảnh hưởng đến sai số của thí nghiệm mô hình. Hiện nay, cách làm mô phỏng nhám trong mô hình vật lý ở Việt Nam là thử dần độ nhám để đạt được mực nước như thực tế do đó mất nhiều thời gian và công sức. Nghiên cứu này sẽ đánh giá diễn biến mực nước trong kênh khi mô phỏng nhám là: trát vữa xi măng cát (TN0); đá có đường kính từ 5÷10 mm (TN1). Kết quả nghiên cứu cho thấy: khi mặt nước của thí nghiệm TN0 có độ dốc là 0,08÷0,2%, chênh mực nước của thí nghiệm TN1 và thí nghiệm TN0 tỷ lệ thuận với mật độ hạt mô phỏng của thí nghiệm TN1. Chênh lệch mực nước có thể lên đến Δh = 0,039 m (ứng với tỷ lệ mô hình 1/100 thì Δh = 3,9 m). Như vậy, khi thiết kế mô phỏng nhám trong mô hình vật lý có thể sử dụng theo kết quả của nghiên cứu này để hiệu chỉnh mực nước phù hợp với thực tế. Những trường hợp có độ dốc mặt nước nằm ngoài khoảng 0,08÷0,2% cũng có thể áp dụng theo nghiên cứu này nhưng hiệu quả của việc dâng mực nước do mô phỏng nhám có thể giảm đi.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/99053
ISSN: 2525-2208
Bộ sưu tập: Khí tượng Thủy văn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.98 MBAdobe PDF
Your IP: 18.117.184.125


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.