Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19197
Title: Những đóng góp của thơ Tản Đà trên tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX
Authors: Huỳnh, Thị Lan Phương
Lê, Thị Kim Khánh
Keywords: Sư phạm ngữ văn
Issue Date: 2019
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Có thể nói Tản Đà là người đi tiên phong trong việc phá bỏ những rào chắn của văn học trung đại mở đường cho văn học hiện đại phát triển. Thông qua luận văn này người viết muốn khẳng định những đóng góp của thơ Tản Đà trên tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Để thấy được những đóng góp của Tản Đà chúng tôi đi sâu vào hai khía cạnh chính đó là đóng góp trên bình diện nội dung và phương thức thể hiện. Về mặt nội dung, thơ ông đã góp tiếng nói phản ánh hiện thực xã hội một cách chân thật và cụ thể nhất những năm đầu thế kỉ XX. Dưới ngòi bút của mình, ông đã vạch trần hiện thực thối nát của bọn quan lại, sự lên ngôi của đồng tiền cũng như sự xuống cấp về đạo đức. Qua đó cũng phần nào thể hiện tấm lòng yêu nước của ông. Tản Đà ảnh hưởng của hai luồng văn hóa Đông và Tây, truyền thống và hiện đại. Là người mở đường cho chủ nghĩa lãng mạn của văn học Việt Nam, nên trong sáng tác của mình, Tản Đà thể hiện cái tôi lãng mạn và cái ngông rất riêng. Về phương thức thể hiện, thơ Tản Đà luôn đa dạng về thể loại, có khi vay mượn của Trung Hoa nhưng có khi viết theo thể thơ dân tộc và một số bài không định thể. Ông vừa đa dạng thể thơ dân tộc, vừa là người mạnh dạn có những cách tân, phá vỡ tính quy phạm, chọn thể loại ít gò bó phù hợp với tâm lý thị hiếu. Đồng thời ông cũng biết chọn lọc những hình ảnh, ngôn ngữ bình dị gắn bó với đời thường đưa vào thơ văn mình, nhưng ông cũng không quên phát huy những đặc trưng của văn học trung đại mà thế hệ đi trước đã từng rất thành công.
Description: 81 tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19197
Appears in Collections:Khoa Sư phạm

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
910.98 kBAdobe PDF
Your IP: 18.225.255.134


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.