Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20490
Title: Ảnh hưởng của kali humate, urea humate và phân bón hóa học chậm tan đến sự phát triển và năng suất lúa 0M5451 trồng trên vùng đất phèn nhiễm mặn tại Hậu Giang
Authors: Tất, Anh Thư
Võ, Thị Thúy Huỳnh
Keywords: Phát triển Nông thôn
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Trong thâm canh lúa, phân bón chiếm 30% chi phí. Bên cạnh đó vấn đề thất thoát trong sử dụng phân bón đang có xu hướng tăng do nông dân bón vượt liều lượng khuyến cáo cũng như cách bón hiện nay là rải trên mặt ruộng nên phân bón bị trực di, rửa trôi, bốc hơi, thất thoát 40-50% đạm, 60% lân và 50% kali, ngoài gây lãng phí lớn còn làm ô nhiễm môi trường (Phạm Quang Hà, 2013). Vì thế đề tài “Ảnh hưởng của kali humate, urea humate và phân bón hóa học chậm tan đến sự phát triển và năng suất lúa OM5451 trồng trên vùng đất phèn nhiễm mặn tại Hậu Giang” đã được thực hiện tại xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang trong vụ Đông Xuân 2019 nhằm đánh giá hiệu quả của việc sử dụng kali humate, ure humate kết hợp NPK chậm tan có kiểm soát với Urea thông thường vào trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất lúa, gia tăng hiệu quả sản xuất giảm chi phí lao động, chi phí đầu tư phân bón hóa học và cải thiện dinh dưỡng trong đất Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên, với 3 lần lặp lại cho mỗi thí nghiệm, mỗi lặp lại có diện tích 1000m2. Điểm thí nghiệm được thực hiện trên 3 hộ nông dân liền kề có chung giống lúa (OM5451), nguồn cung cấp/thoát nước, kỹ thuật canh tác, mùa vụ tương đồng nhau. Công thức phân bón khác nhau giữa 3 nông hộ và mô hình thí nghiệm như sau: Mô hình sử dụng phân bón NPK 18 – 14-18, Kali Humate, Ure Humate (50N - 40P2O5 -30K2O (kg/ha)). Các nông dân còn lại sử dụng phân bón Ure, KCl, DAP với công thức phân bón lần lượt ND1: 129N-83P2O5-30K2O mật độ sạ 10kg/1000m2; ND2: 119N-69P2O5-30K2O, mật độ sạ 15kg/1000m2; ND3:101N-71P2O5 -52K2O, mật độ sạ 10kg/1000m2. Các chỉ tiêu theo dõi gồm các thành phần năng suất, sinh khối rơm và năng suất thực tế. Ảnh hưởng của phân bón đến các thành phần dinh dưỡng của đất và hiệu quả tài chính từ mô hình. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Nghiệm thức phân tan chậm với công thức N-P-K: 18-14-8 cho hiệu quả cao nhất dù chỉ sử dụng 43% đạm, 54% lân và 81% kali so với công thức phân bón truyền thống của nông dân nhưng lại đạt năng suất và chất lượng tương đương, hàm lượng CHC tăng so với đầu vụ và 3 nông hộ 6,62%, hàm lượng Phd 51,3 mgP2O5/kg và Nhd 23,0 mgN/100g cao hơn so với đầu vụ và 3 nông hộ
Description: 52tr
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20490
ISSN: B1610036
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.24 MBAdobe PDF
Your IP: 3.129.13.201


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.