Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/23788
Title: Ứng dụng GIS trong quản lý đa dạng sinh học và môi trường nước mặt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang
Authors: Trần, Thị Kim Hồng
Nguyễn, Cẩm Nhung
Nguyễn, Hoài Tâm
Keywords: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Issue Date: Dec-2019
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu “Ứng dụng gis trong quản lý đa dạng sinh học và môi trường nước mặt tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang” được thực hiện ở 3 phân khu: phân khu Bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu Phục hồi sinh thái và phân khu Hành chính, dịch vụ và du lịch của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Phụng Hiệp, Hậu Giang) từ 08/2019 – 12/2019. Với mục tiêu ứng dụng GIS xây dựng bản đồ đa dạng sinh học và chất lượng môi trường nước nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo tồn Đa dạng sinh học tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng. Các số liệu về chất lượng môi trường nước mặt, phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy và thực vật thủy sinh bậc cao được thu thập từ nhóm thu mẫu qua 2 đợt là ngày 23/05/2019 và 25/09/2019. Nghiên cứu đã đánh giá được chất lượng môi trường nước mặt tại KBTTN Lung Ngọc Hoàng với 11 chỉ tiêu bao gồm: pH, DO, EC, BOD, COD, Tổng P, Tổng N, SO42-, TSS, Fe2+, Al3+ ở 2 đợt thu mẫu tại các vị trí thu mẫu, các phân khu và so sánh với QCVN 08-MT:2015/BTNMT về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt tại cột A1cho thấy chất lượng môi trường nước bị ô nhiễm chủ yếu là do chỉ tiêu: DO, BOD (đợt 1) COD cả 2 đợt đều vượt quy chuẩn cho phép nhưng tại đợt 2 cho thấy chất lượng nước được cải thiện, ít bị ô nhiễm hơn so với đợt 1. Bên cạnh đó thì phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái có chất lượng môi trường nước mặt ổn định và ít bị ô nhiễm hơn so với phân khu hành chính, dịch vụ và du lịch. Kết quả đa dạng sinh học cho thấy thành phần loài phiêu sinh thực vật có 945 (55%) loài phiêu sinh thực vật, 517 (30%) loài phiêu sinh thực vật, 199 (11.6%) loài thực vật thủy sinh bậc cao và 53 (3.4%) loài động vật đáy. Sự đa dạng sinh học tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái cao hơn so với phân khu hành chính, dịch vụ và du lịch. Nghiên cứu đã đánh giá được chất lượng môi trường nước mặt và sự đa dạng sinh học tại các vị trí thu mẫu, tạo cơ sở dữ liệu thuộc tính và dữ liệu không gian.
Description: 61 tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/23788
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
6.54 MBAdobe PDF
Your IP: 18.191.88.249


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.