Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/30680
Title: PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN DÒNG VI KHUẨN CÓ KHẢ NĂNG HÒA TAN LÂN TRONG ĐẤT TRỒNG LÚA BỊ NHIỄM MẶN TẠI HUYỆN TRẦN ĐỀ, TỈNH SÓC TRĂNG
Authors: Đỗ, Thị Xuân
Nguyễn, Hoàng Hậu
Keywords: Vi sinh vật
Issue Date: 2019
Abstract: Một số vi sinh vật đất đặc biệt là nhóm vi khuẩn có khả năng chuyển hóa các dạng lân khó tan thành dạng lân hữu dụng cho cây trồng hấp thu là đặc điểm quan trọng giúp gia tăng sự sinh trưởng và tăng năng suất cây trồng. Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu phân lập và tuyển chọn các dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân từ đất trồng lúa bị nhiễm mặn trong mùa khô tại huyện Trần Đề tỉnh Sóc Trăng. Mười hai mẫu đất được thu tại các ruộng trồng lúa khoảng 50 – 65 ngày tuổi được sử dụng để phân lập các dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân khó tan (Ca3(PO4)2) sử dụng môi trường nuôi cấy NBRIP. Khả năng hòa tan lân cuả các dòng vi khuẩn được phân lập được đánh giá bằng phương pháp định tính và định lượng hàm lượng lân dễ tiêu hiện diện trong môi trường nuôi cấy lỏng. Các dòng vi khuẩn có triển vọng về hòa tan lân được tiếp tục đánh giá sự sinh trưởng cũng như khả năng hòa tan lân trong điều kiện môi trường thay đổi với ba nồng độ muối 1‰, 3‰ và 5‰ và điều kiện pH môi trường nuôi cấy là 3, 4 và 5. Kết quả nghiên cứu đã phân lập được 7 dòng vi khuẩn có khả năng hòa tan lân. Hai dòng vi khuẩn là TĐ3.1 và TĐ4.3 có khả năng sinh trưởng và hòa tan lân cao nhất trong các điều kiện môi trường nuôi cấy có độ mặn đạt đến 5‰ và giá trị pH dao động trong khoảng 3-5. Kết quả nghiên cứu chọn được 2 dòng vi khuẩn TĐ3.1 và TĐ4.3 có triển vọng về khả năng hòa tan lân trong điều kiện invitro. Từ khóa: đất lúa bị nhiễm mặn, hàm lượng lân dễ tiêu, vi khuẩn có khả năng hòa tan lân
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/30680
Appears in Collections:Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.5 MBAdobe PDF
Your IP: 18.222.163.31


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.