Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/44801
Title: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH VIETGAP VÀO SẢN XUẤT XOÀI CỦA NÔNG DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Authors: TRẦN, QUỐC NHÂN
LƯƠNG, HOÀNG PHÚC
Keywords: Phát triển Nông thôn
Issue Date: 2021
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Đề tài “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình VietGAP vào sản xuất Xoài của nông dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long” nhằm phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia sản xuất theo qui trình VietGAP của nông dân tại địa bàn nghiên cứu qua đó nhằm đề xuất giải pháp thúc đẩy nông dân tham gia sản xuất theo qui trình VietGAP. Số liệu thu thập bằng cách khảo sát trực tiếp 110 hộ nông dân bằng bản hỏi. Số mẫu được chọn mẫu bằng cách chọn mẫu thuận tiện trên địa bàn nghiên cứu bao gồm tại thị trấn 7000, xã Tân Hòa huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang và xã An Lạc Tây huyện Kế sách tỉnh Sóc Trăng. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định t- test đánh về sự khát biệt về đặc điểm kinh tế - xã hội và lợi ích của mô hình mang lại. Phương pháp hồi quy nhị phân (Binary Logistic) được áp dụng nhằm xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến việc áp dụng mô hình VietGAP. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi tham gia sản xuất theo qui trình VietGAP giá bán xoài VietGAP sẽ cao hơn xoài thông thường và cũng đảm bảo được sức khỏe cho người sản xuất và người tiêu dùng tốt hơn so với sản xuất xoài tự do. Đa phần các nông hộ tham gia sản xuất theo qui trình VietGAP đều hiểu được các lợi ích của qui trình VietGAP mang lại nhưng cũng có một số ít những hộ nông dân đã tham gia sản xuất theo qui trình VietGAP hiểu được lợi ích VietGAP mang lại nhưng vì muốn lợi nhuận cao hơn nên đã dừng áp dụng quá trình VietGAP trở về với việc sản xuất tự do để được tối đa lợi nhuận, cũng có một số hộ muốn tham gia sản xuất theo qui trình VietGAP nhưng vì tại chính quyền địa phương chưa có những hoạt động tuyên truyền cũng như hỗ trợ người nông dân sản xuất khiến họ không có cơ hội để tham gia sản xuất.
Description: 63tr
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/44801
ISSN: B1705744
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
2.04 MBAdobe PDF
Your IP: 3.133.144.197


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.