Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5329
Nhan đề: Đánh giá sự tham gia của cộng đồng với mô hình cây ăn trái gắn với du lịch tại thành phố Cần Thơ
Tác giả: Nguyễn, Công Toàn
Châu, Hải Yến
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Cần Thơ có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, trong đó nổi bật là du lịch sinh thái miệt vườn với các vườn cây ăn trái. Đề tài ‘‘Đánh giá nhu cầu của du khách đối với mô hình vườn cây ăn trái gắn với du lịch tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ’’ được thực hiện nhằm mục tiêu: Để tìm hiểu nhu cầu của du khách khi đến với mô hình vườn cây ăn trái gắn với du lịch tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp để hoàn thiện và phát triển mô hình. Nghiên cứu đã sử dụng phương pháp đánh giá thông qua một vài phương pháp như phỏng vấn những người am hiểu (KIP), phỏng vấn nhóm với các câu hỏi bán cấu trúc, phương pháp phỏng vấn cá nhân, phương pháp điều tra nông hộ cũng được sử dụng để thu thập thông tin và số liệu cần thiết nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.Nghiên cứu cho thấy trồng cây ăn trái là mô hình sản xuất hiệu quả và có tiềm năng tại vùng nghiên cứu. Nông dân làm mô hình không ngừng nâng cao trình độ, học hỏi kinh nghiệm nhằm hoàn thiện và phát triển mô hình. Hiện tại, khi tham gia mô hình người dân nơi đây có thuận lợi về nhiều mặt như: Điều kiện tự nhiên thích hợp; Người dân có kinh nghiệm lâu năm trong việc canh tác; Cơ sở vật chất hạ tầng được đảm bảo; Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Song đó, vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn mà người dân phải đối mặt như: Biến đổi khí hậu gây ảnh hưởng sản xuất; Hạn chế về trình độ chuyên môn (quản lý và làm du lịch, kỹ năng phục vụ chưa chuyên nghiệp, hạn chế giao tiếp bằng ngoại ngữ,…). Bên cạnh đó, nhu cầu và mong mỏi của du khách cũng là một phần quan trọng góp phần cải thiện mô hình. Mỗi nhóm du khách khác nhau sẽ có nhu cầu và mong muốn khác nhau: nhóm học sinh – sinh viên cần nhiều hơn các hoạt động vui chơi; nhóm du khách nước ngoài với mong muốn những mô hình mang đậm nét văn hóa Việt Nam; nhóm du khách đi tour với nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng là chính; với nhóm du khách tự đi sẽ mong muốn tham gia các hoạt động vui chơi là chủ yếu. Đánh giá được nhu cầu của nhiều nhóm đối tượng du khách khác nhau tương tự như nhìn nhận được những lợi thế và khuyết điểm của mô hình. Từ đó có những biện phát phù hợp nhằm duy trì lợi thế hiện có và khắc phục những khuyết điểm để mô hình được hoàn thiện hơn, phát triển hơn. Với những đánh giá trên, thì biện pháp cần làm là: Tận dụng tối đa những lợi thế đang có biến chúng thành công cụ để hỗ trợ cho sự phát triển của mô hình. Đồng thời nhanh chóng khắc phục những khó khăn bằng nhiều giải pháp như: Huy động mọi nguồn vốn có thể để phục vụ nhu cầu cấp thiết của người dân; Nâng cao trình độ sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Người dân tự giác nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn phục vụ cho mô hình; Đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho nhiều đối tượng du khách,…Có như vậy mô hình mới có thể phát triển lâu dài và bền vững.
Mô tả: 86 tr.
Định danh: http://localhost:8080//jspui/handle/123456789/5329
Bộ sưu tập: Viện Nghiên cứu Phát triển ĐBSCL

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.82 MBAdobe PDF
Your IP: 18.232.188.122


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.