Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/54854
Title: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA VI KHUẨN CỐ ĐỊNH ĐẠM ( BRADYRHI ZOBIUM SP) VÀ PHÂN GIẢI LÂN ( BACILLUS SP.) ĐẾN SINH TRƯỞNG NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CÂY RAU MUỐNG TRÊN ĐẤT CÁT
Authors: TRẦN, DUY PHÁT
NGUYỄN, THỊ NHÃ THI
Keywords: Phát triển Nông thôn
Issue Date: 2021
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của vi khuẩn cổ định đạm (Bradyrhizobium sp.) và phân giải lân (Bacillus sp.) đến sinh trƣởng, năng suất và chất lượng của cây rau muống” được thực hiện từ tháng 09 năm 2020 đến tháng 11 năm 2020 tại nhà lưới khu thực nghiệm Khoa Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ nhằm tìm ra sự ảnh hưởng của liều lượng vi sinh vật cố định đạm-phân giải lân kết hợp với phân vô cơ lên sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng rau muống trên đất cát. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức và 3 lần lặp lại. NT1: Không phân vô cơ, không vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân. NT2: Bón phân vô cơ theo công thức 60N-40P2O5-20K2O kg/ha (Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2019). NT3: Chỉ sử dụng vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân. NT4: Sử dụng vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân + 25% NT2. NT5: Sử dụng vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân + 50% NT2. Kết quả thí nghiệm cho thấy sử dụng vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân kết hợp 50% phân vô cơ đã cho các chỉ tiêu sinh trưởng và năng suất tương đương với bón 100% phân vô cơ nhưng có hàm lượng Nitrat thấp hơn khoảng 5 lần so với bón 100% phân vô cơ (thấp hơn ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam rất nhiều). Sử dụng vi khuẩn cố định đạm và phân giải lân có kết hợp với phân vô cơ vẫn chưa có ảnh hưởng đến độ brix và tỷ lệ chất khô của rau muống trên đất cát.
Description: 39tr
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/54854
ISSN: B1701099
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.92 MBAdobe PDF
Your IP: 54.210.126.232


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.