Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/61084
Nhan đề: Tối ưu liều lượng phèn sắt Fecl3 trong xử lý nước mặt từ sông Đồng Nai
Tác giả: Võ, Anh Tuấn
Từ khoá: Lượng phèn sắt Fecl3
Xử lý nước mặt
Sông Đồng Nai
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Tài nguyên & Môi trường;Số 11 .- Tr.26-30
Tóm tắt: Nước mặt chứa đất sét, khoáng chất, vi khuẩn, vi sinh vật, kim loại hòa tan, chất hữu cơ, độ màu và các Chất lơ lửng khác. Mục đích của quá trình keo tụ tạo bông là loại bỏ các hạt lơ lửng này. Việc lựa chọn chất keo tụ và liều lượng thích hợp trong xử lý đóng vai trò quyết định trong bảo đảm hiệu suất xử lý nước của các nhà máy. sử dụng không đúng liều lượng chất keo tụ gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sau xử lý, bên cạnh các vấn đề về vận hành, chi phi sản xuất. Nhà máy xử lý nước SWIC sử dùng nguồn nước mặt tại Sông Đồng Nai. Công suất 300,000 m³/ngđ, được thiết kế sử dụng phèn sắt (Fecl3) cho quá trình keo tụ tạo bông. Do đặc điểm phèn sắt có tính ăn mòn cao và lượng tồn dư ảnh hưởng chất lượng nước sau xử lý, đòi hỏi có sự kiểm soát chặt chẻ trong quy trình sử dụng cũng như liều lượng châm hóa chất. Nghiên cứu nhằm mục đích tối ưu hóa liều lượng phèn sắt sử dụng cho quá trình keo tụ tạo bông tại nhà máy SWIC. sử dụng phương pháp thu thập số liệu vận hành và tiến hành các Jartest thực nghiệm để tìm ra các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến liều lượng phèn sắt. Để xuất mô hình vận hành tối ưu phèn sắt dựa trên phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính. Kiểm chứng mô hình tối ưu phèn sắt hồi quy tuyến tinh bằng vận hành thực tế tại nhà máy, cho kết quả độ đục và pH nước sau xử lý ổn định và tốt hơn, chu trình lọc tăng 20%, liều lượng phèn sắt sử dụng trong keo tụ tạo bông được tính toán chính xác và nhanh chóng. Đáp ứng nhanh với các tình huống thay đổi đột ngột độ đục chất lượng nước đầu vào. Phương pháp nghiên cứu xây dựng mô hình tối ưu phèn sắt trên phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính có thể ứng dụng tương tự để xây dựng mô hình tối ưu hóa chất cho các nhà máy xử lý nước dùng chung nguồn nước mặt tại sông Đồng Nai. Hoặc đánh giá và dự báo chất lượng nguồn nước thô tại sông Đồng Nai và các sông khác qua dữ liệu của các thời kỳ.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/61084
ISSN: 1859-1477
Bộ sưu tập: Tài nguyên và Môi trường

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.84 MBAdobe PDF
Your IP: 18.191.189.140


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.