Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6158
Title: Khảo sát hiện trạng thực vật bậc cao và sinh khối rừng Tràm tại Vườn Quốc Gia U Minh Hạ - Cà Mau
Authors: Trương, Hoàng Đan
Trương, Ngọc Trúc Huyền
Tô, Thị Trúc Lệ
Keywords: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Issue Date: Dec-2018
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Đề tài: “Khảo sát hiện trạng thực vật bậc cao và sinh khối rừng Tràm thuộc Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau” nghiên cứu từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2018, nhằm đánh giá hiện trạng đa dạng loài thực vật bậc cao và ước lượng sản lượng sinh khối rừng Tràm, làm cơ sở cho công tác quản lý rừng Tràm hiệu quả hướng đến sự phát triển bền vững. Khảo sát được thực hiện trên 18 ô tiêu chuẩn ở hai mô hình: rừng Tràm tự nhiên (lớn hơn 10 tuổi) và mô hình hình rừng Tràm trồng (nhỏ hơn và lớn hơn 5 tuổi) tương ứng với hai biểu loại đất (phèn nông và phèn sâu). Tiến hành khảo sát thực địa, thu mẫu và phân loại định danh thực vật bậc cao, đo đạc các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Tràm trong mỗi ô tiêu chuẩn và tính toán xử lý số liệu bằng phần mềm Excel, chạy chương trình thống kê SPSS. Qua nghiên cứu cho thấy, xác định được có 31 loài thuộc 24 họ, 19 bộ, của 04 lớp thuộc 03 ngành thực vật (ngành Dương Xỉ, ngành Ngọc Lan và ngành Nấm) tại rừng Tràm Vườn Quốc gia U Minh Hạ. Rừng Tràm ở khu vực nghiên cứu có mật độ trung bình Tràm thuộc loại thưa cho đến rất dày: 483,3 cây/ha ở Tràm tự nhiên lớn hơn 10 tuổi ở tầng phèn nông, cao nhất là Tràm trồng nhỏ hơn 5 tuổi ở tầng phèn nông với 28.200 cây/ha. Tổng sinh khối tươi của rừng Tràm tại Vườn Quốc gia U Minh Hạ là 993,74 tấn/ha (trong đó rừng Tràm tự nhiên chiếm 19,16% và rừng Tràm trồng chiếm 80,84%) và tổng sinh khối khô của rừng Tràm là 549,48 tấn/ha (trong đó rừng Tràm tự nhiên chiếm 20% và rừng Tràm trồng chiếm 80%). Tổng trữ lượng Cacbon của rừng Tràm là 274,75 tấn/ha.. Tóm lại, rừng Tràm Vườn Quốc gia U Minh Hạ - Cà Mau có các loài thực vật bậc cao đặc trưng như: Dương Xỉ (Cyclosorus parasiticus), Bòng Bong (Lygodium japonicum), dây Choại (Stenochiaena palustris), rau Muống (Ipomoea aqiuatica), cỏ Ống (Cynodon dactylon),…các loài thực vật bậc cao có các dạng sống và công dụng khác nhau. Xét về phân bố sinh khối và trữ lượng Cacbon thì tập trung nhiều ở rừng Tràm trồng. Để rừng Tràm cho sinh khối và trữ lượng Cacbon cao thì cần duy trì ổn định mật độ và tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển về đường kính và chiều cao.
Description: 113 tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6158
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
4.59 MBAdobe PDF
Your IP: 3.133.119.66


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.