Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/61630
Title: Điều chỉnh trọng tâm quốc phòng của Triều Đĩnh Mãn Thanh ở nửa cuối thế kỷ XIX
Authors: Đào, Duy Đạt
Keywords: Đại vận hà
Lưu Cầu
Tổng lý hải quân sự vụ nha môn
Hạm đội hải quân cận đại đa dạng hóa
Issue Date: 2019
Series/Report no.: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc;Số 07 .- Tr.42-60
Abstract: “Chú trọng phòng thủ trên đất liền, coi nhẹ phòng thủ trên biển cả” (重陆防輕海防) là chiến lược quốc phòng được các triều đại phong kiến Trung Quốc gần như mặc định là “chân lý” suốt hơn 2000 năm, kể từ khi Tần Thủy Hoàng tiêu diệt và thôn tính 6 nước, thống nhất toàn quốc, xây dựng một quốc gia đa dân tộc với chế độ phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Trung Hoa cho đến giữa thế kỷ XIX (221 tr. CN –1860). Đây là nguyên nhân chủ yếu, khiến lực lượng vũ trang và vũ khí của quân đội triều Thanh đã hoàn toàn bất lực trước ngoại bang, khi chiếm hạm và đại pháo của các cường quốc phương Tây xâm lược đến từ hướng Đông đã thay thế chiến mã trên thảo nguyên của các dân tộc du mục đến từ hướng Tây Bắc, từng nhiều lần xâm nhập Trung nguyên và đã 2 lần khuất phục dân tộc Hán, làm chủ Trung nguyên trong quá khứ. Vì vậy, phương hướng và phương thức tấn công của kẻ thù đối với Trung Quốc đã thay đổi, nên triều đình Mãn Thanh buộc phải điều chỉnh trọng tâm quốc phòng, nhằm bảo vệ đất nước. Vậy, sau 2 cuộc chiến tranh Thuốc phiện, tập đoàn thống trị triều Thanh đã ý thức về sự chuyển hướng tấn công của kẻ thù thế nào, và nội dung điều chỉnh trọng tâm quốc phòng – về mặt lý luận và thực tiễn – của họ ra sao? Đây sẽ là những nội dung của bài viết này.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/61630
ISSN: 0868-3670
Appears in Collections:Nghiên cứu Trung Quốc

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
8.72 MBAdobe PDF
Your IP: 3.88.16.192


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.