Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6225
Title: Đánh giá hiện trạng cây xanh khu II, Đại học Cần Thơ
Authors: Trần, Thị Kim Hồng
Lý, Văn Lợi
Danh, Thanh Tâm
Keywords: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Issue Date: 2018
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Trường Đại học Cần Thơ là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học trọng điểm của Nhà nước ở ĐBSCL, là trung tâm văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng. Một trong ba trường đại học đa ngành đứng đầu về đào tạo tại miền Nam Việt Nam. Được xếp vào nhóm trường đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam, là trụ cột trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam. Ngoài đào tạo, trường đồng thời là trung tâm nghiên cứu khoa học và chính sách quản lý lớn nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trường là một trong ba trường đại học tại Việt Nam đạt chuẩn đào tạo quốc tế của Hệ thống đại học ASEAN, theo sau trường đại học Quốc tế của hệ thống đại học Quốc gia. Cây xanh là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên không gian đô thị không chỉ có tác dụng cung cấp oxy, hấp thụ khói bụi ô nhiễm, cây xanh còn mang những giá trị về thầm mỹ cao, có ảnh hưởng đến sự cảm nhận của con người về cảnh quan thiên nhiên. Việc bố trí cây xanh trong trường thể hiện được bề dày lịch sử và có không gian giành cho những hoạt động học tập, nghỉ ngơi và giao lưu. Thời gian thực hiện nghiên cứu từ tháng 9/2018 đến tháng 12/2018. Đề tài tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng hệ thống cây xanh trên các tuyến đường trong khuôn viên của khu II, Đại học Cần Thơ. Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa trên khảo sát thực địa thu thập thông tin, phương pháp điều tra trên các tuyến đường. Thông qua quá trình thu thập số liệu quản lí cây xanh. Kết hợp khảo sát thực địa và tham khảo tài liệu, đã xây dựng được thông tin của khoảng 1333 cây xanh trên 10 tuyến đường khảo sát gồm 18 loài cây trong đó dầu con rái là cây được trồng nhiều nhất với 335 cây (chiếm 25.13%), tiếp theo là sao đen với 326 cây (chiếm 24.46%). Cây trồng có số lượng ít nhất là xoài (2 cây) và bạch đàn (1 cây). Trong đó, nhóm cây có giá trị lịch sử, văn hóa gắn liền với sự phát triển của trường tập trung chủ yếu ở các khu vực đường chính (đường số 4, số 5). Trên 10 tuyến đường đã khảo sát, các tuyến đường với hàng cây xanh lâu năm cho bóng mát lớn. Tuy nhiên, cảnh quan cây xanh trong trường chưa có một quy hoạch chi tiết nên các khu vực cây trồng có nhiều loài không phù hợp; sự chăm sóc không thường xuyên dẫn đến sự suy giảm sức sống của nhiều loài cây, giảm giá trị thẩm mỹ và công năng sử dụng. Biện pháp lâu dài là phải có một đội ngũ quản lý chuyên nghiệp, với trình độ chuyên môn đảm bảo yêu cầu duy trì và phát triển được mảng xanh trong toàn bộ khuôn viên trường; nâng cao ý thức cộng đồng trong công tác duy trì và bảo vệ hệ thống cây xanh phục vụ lợi ích chung.
Description: 113 tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6225
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
6.64 MBAdobe PDF
Your IP: 3.140.185.123


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.