Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/7022
Title: Đánh giá thực trạng ứng dụng nông nghiệp thông minh và công nghệ cao ở Hậu Giang
Authors: Võ, Quang Minh
Nguyễn, Thúy Ngân
Keywords: Quản lý đất đai
Issue Date: 2018
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Nhờ có vị trí địa lý giáp với thành phố Cần Thơ – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của vùng ĐBSCL, nên tỉnh Hậu Giang có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế – xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng. Nông nghiệp chính là vấn đề đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh Hậu Giang. Trong đó, phát triển nông nghiệp thông minh và công nghệ cao là xu thế tất yếu trong sự phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa của tỉnh. Vì vậy, đề tài “Đánh giá thực trạng ứng dụng nông nghiệp thông minh và công nghệ cao ở Hậu Giang” được thực hiện với mục tiêu đánh giá thực trạng ứng dụng, xác định thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp, định hướng phát triển các mô hình ứng dụng nông nghiệp thông minh và công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Đề tài được thực hiện bằng phương pháp tham khảo tài liệu, thu thập thông tin và số liệu thứ cấp về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp cũng như hiện trạng ứng dụng nông nghiệp thông minh và công nghệ cao trong địa bàn tỉnh; phương pháp so sánh, đánh giá tổng hợp thuận lợi, khó khăn của các mô hình. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn và đề xuất mô hình phù hợp với địa bàn tỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy các mô hình “3 giảm 3 tăng, “1 phải 5 giảm”, “cánh đồng mẫu lớn”, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và cơ giới hóa đã được ứng dụng vào sản xuất trong vài năm trở lại đây. Bên cạnh đó, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang ở huyện Long Mỹ cũng đã nghiên cứu và trình diễn thí điểm nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số khó khăn khi thực hiện ứng dụng các mô hình, chủ yếu do nông dân chưa có sự hiểu biết rõ về nông nghiệp thông minh và công nghệ cao. Do đó, diện tích ứng dụng các mô hình còn thấp (khoảng 1.995 ha), tập trung chủ yếu ở một số huyện như Vị Thủy, Phụng Hiệp, Long Mỹ, Châu Thành A. Đề tài đã đề xuất được 4 giải pháp về tổ chức sản xuất theo hướng hàng hóa, khoa học công nghệ, nguồn nhân lực và vốn đầu tư nhằm khắc phục khó khăn, định hướng phát triển sâu rộng các mô hình nông nghiệp thông minh và công nghệ cao, đặc biệt chú trọng phát triển mô hình sản xuất lúa, cây ăn quả theo tiêu chuẩn VietGAP và ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp.
Description: 60 tr
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/7022
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.17 MBAdobe PDF
Your IP: 18.220.160.216


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.