Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81627
Title: Giới hóa nghèo tại Việt Nam từ góc nhìn xen kẽ
Authors: Nguyễn, Thu Hương
Keywords: Giảm nghèo
Lồng ghép giới
Mục tiêu phát triển bền vững
Nhân học
Nghiên cứu liên ngành
Việt Nam
Issue Date: 2022
Series/Report no.: Tạp chí Dân tộc học;Số 01 .- Tr.34-47
Abstract: Bài viết này không đi vào trình bày các tự sự nhân học phản ánh quan điểm của người dân về phát triển, thay vào đó, nêu vấn đề dưới góc độ của một nhà nghiên cứu đảm nhiệm bổn phận “nói sự thực với cấp quản lý” và “nói sự thực với dân” (Collins, 2012). Tôi vận dụng khái niệm lý thuyết “xen kẽ” (interstitial) để tìm hiểu những khoảng xám giữa lằn ranh biên định của các phân ngành khoa học xã hội. Trong khuôn khổ bài viết này, các góc nhìn “xen kẽ” được thể hiện qua hai quan điểm - nhà nghiên cứu hàn lâm đồng thời là tư vấn nghiên cứu phát triển với lĩnh vực chuyên môn sâu về nhân học và nghiên cứu giới. Các phân tích sẽ xoay quanh câu chuyện giới trong các chương trình chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững ở Việt Nam hiện nay, khu trú vào hai khía cạnh: nguyên tắc ưu tiên phụ nữ và đối tượng thụ hưởng là các nhóm dân cư dễ bị tổn thương. Kết quả nghiên cứu chỉ rõ cách tiếp cận cố hữu kiểu đơn tuyến, từ trên áp xuống hay theo chuyên ngành hẹp, phân định lằn ranh giữa các ngành khó đem lại cách hiểu thấu đáo về thực tế phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn, miền núi và dân tộc thiểu số. Do vậy, cần thúc đẩy sự trao đổi, hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học đến từ các lĩnh vực khác nhau có chung mối quan tâm về các vấn đề phát triển và giảm nghèo bền vững, cũng như tăng cường vận dụng cách tiếp cận phân tích giao thoa trong các vấn đề nghiên cứu phát triển, hay nói cách khác là hướng tiếp cận liên ngành trong nghiên cứu giới tại Việt Nam.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81627
Appears in Collections:Dân tộc học

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
4.64 MBAdobe PDF
Your IP: 3.137.178.133


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.