Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81896
Title: Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của một số cây họ Sim (Myrtaceae) đối với vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Authors: Trần, Thị Mỹ Duyên
Trần, Thị Mẩn Nhi
Keywords: Bệnh học thủy sản
Issue Date: 2022
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định khả năng kháng vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) của 8 chất chiết thảo dược bao gồm ổi (Psidium guajava), mận (Syzygium samarangenses), khuynh diệp (Eucalyptus camaldulensis Dehnhardt), tràm (Melaleuca leucadendra), vối (Cleistocalyx operculatus), nho thân gỗ (Jabuticaba), nho thân gỗ tứ quý (Plinia cauliflora) và sắn thuyền (Syzygium polyanthum). Hoạt tính kháng khuẩn được khảo sát bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) được xác định bằng phương pháp pha loãng. Kết quả ghi nhận cả 8 loại chất chiết thảo dược dùng trong nghiên cứu đều thể hiện hoạt tính kháng vi khuẩn E. ictaluri ở mức độ mạnh, trong đó (i) nhóm chất chiết thể hiện hoạt tính kháng vi khuẩn E. ictaluri mạnh nhất là lá nho thân gỗ với đường kính vòng kháng khuẩn là 39±1 mm, lá nho thân gỗ tứ quý là 37,67±0,58 mm và lá khuynh diệp là 37,33±1,53 mm; (ii) tiếp theo là chất chiếc lá ổi, lá vối và lá mận với đường kính vòng kháng khuẩn lần lượt là 33,33±1,53 mm, 32,33±1,53 mm, 31,33±0,58 mm; (iii) các chất còn lại là chất chiết lá tràm và lá sắn thuyền có đường kính vòng kháng khuẩn là 26,67±2,31 mm và 26±1 mm. Ngoài ra, nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu cũng được xác định. Kết quả ghi nhận chất chiết nho thân gỗ, ổi, vối và mận có khả năng diệt khuẩn, các chất chiết còn lại có khả năng kiềm khuẩn
Description: 14tr.
URI: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/81896
Appears in Collections:Trường Thủy sản

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
390.89 kBAdobe PDF
Your IP: 54.208.238.160


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.