Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13830
Nhan đề: Khả năng ức chế vu khuẩn Edwardsiella ictaluri gây bệnh trên cá tra của một số chất chiết thảo dược
Tác giả: Trần, Thị Mỹ Duyên
Lưu, Hằng Sơn Trúc
Từ khoá: Bệnh học thủy sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm khảo sát khả năng ức chế vi khuẩn Edwardsiella ictaluri của 10 chất chiết thảo dƣợc (lựu, tra, trà xanh, hoa ngũ sắc, cỏ lào, tía tô, bìm bịp, chùm ngây, đu đủ và cỏ xƣớc). Hoạt tính kháng khuẩn đƣợc khảo sát bằng phƣơng pháp khuếch tán đĩa thạch, nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) đƣợc xác định bằng phƣơng pháp pha loãng. Kết quả ghi nhận: (i) 10 loại cao chiết có hoạt tính kháng khuẩn khác nhau, trong đó chất chiết lựu (Punica granatum), tra (Thespesia), trà xanh (Camellia sinensis), hoa ngũ sắc (Agerantun conyzoides) có hoạt tính kháng khuẩn cao nhất với đƣờng kính vòng vô khuẩn dao động từ 20,6 đến 26,6 mm, kế đến là chất chiết từ cỏ lào (Chromlacna odorata), tía tô (Perilla frutescens), có hoạt tính kháng khuẩn trung bình với đƣờng kính vòng vô khuẩn dao động từ 14 đến 15 mm. Chất chiết bìm bịp (Clinacanthus nutans), chùm ngây (Moringa oleifera) có đƣờng kính vòng kháng khuẩn thấp nhất với đƣờng kính từ 7 đến 8 mm. Cuối cùng, chất chiết đu đủ (Carica papaya), cỏ xƣớc (Achranthes aspera) không thể hiện hoạt tính kháng vi khuẩn E. ictaluri với đƣờng kính vòng kháng khuẩn là 0 mm; (ii) nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu của 4 chất chiêt có hoạt tính kháng khuẩn cao bao gồm lựu, tra, trà xanh, hoa ngũ sắc cũng đƣợc xác định
Mô tả: 19tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/13830
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
874.4 kBAdobe PDF
Your IP: 18.216.190.167


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.