Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19205
Nhan đề: LânBản sắc truyền thống Việt Nam trong tập truyện ngắn Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân
Tác giả: Hồ, Thị Xuân Quỳnh
Trần, Thị Mỹ Nhiên
Từ khoá: Sư phạm ngữ văn
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Để làm sáng tỏ đề tài luận văn “Bản sắc truyền thống Việt Nam trong tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân”, người viết đã nghiên cứu và trình bày nội dung luận văn theo 3 chương gồm: Chương 1 là chương tổng quan tình hình nghiên cứu về Nguyễn Tuân và tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Có rất nhiều nghiên cứu về Nguyễn Tuân và tập Vang bóng một thời, điểm chung của các nghiên cứu là đều đi đến khẳng định tài năng của Nguyễn Tuân và sự thành công của tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Ở chương 2, người nghiên cứu trình bày về biểu hiện của bản sắc truyền thống Việt Nam thể hiện trong Vang bóng một thời qua ba biểu hiện: (1) Sự phong phú, đang dạng của các thú vui mang đậm chất Việt như: thú uống trà, thú thả thơ, thú thưởng ngoạn thư pháp, thú chơi hoa; (2) Khẳng định, đề cao các mối quan hệ trong cuộc sống con người như: tình cảm gắn kết trong gia đình, mối quan hệ gắn kết giữa người và giữa trong xã hội; (3) Đề cao giá trị của những vật dụng dân dã mang đậm truyền thống Việt Nam như: ấm trà, chén ngọc, đè kéo quân... Đến chương 3, người nghiên cứu trình bày về bản sắc truyền thống Việt Nam trong Vang bóng một thời nhìn từ phương diện nghệ thuật. Các phương diện nghệ thuật được đề cập bao gồm: (1) Nghệ thuật xây dựng nhân vật được thể hiện qua: lời nói của nhân vật và hành động của nhân vật; (2) Ngôn ngữ tác giả phải kể đến là ngôn ngữ cổ kính, trang trọng và ngôn ngữ mang tính bình dân; (3) Không gian – thời gian nghê thuật. Không gian nghệ thuật mang nét truyền thống Việt Nam từ cách bố trí những ấm trà, vườn hoa cho đến cách chia từng gian nhà, gian phòng. Thời gian nghệ thuật được Nguyễn Tuân khắc họa là thời gian tuyến tính, thuận chiều với thời gian tự nhiên, và có sự đan xen thời gian hồi tưởng gắn liền với lịch sử dân tộc mà các nhân vật trong truyện chứng kiến và trải qua; (4) Giọng điệu được tập trung khai thác là giọng điệu trang trọng và giọng điệu tha thiết. Kết luận của luận văn đi đến khẳng định và đề cao bản sắc truyền thống Việt Nam trong tập truyện Vang bóng một thời. Đồng thời, luận văn cho thấy được tấm lòng trân trọng và khao khát muốn bảo tồn của Nguyễn Tuân đối với những giá trị cổ truyền của dân tộc. Kết quả đạt được sau quá trình nghiên cứu: Cho thấy được những biểu hiện đa dạng của những giá trị truyền thống mang đậm truyền thống Việt trong tập truyện Vang bóng một thời. Người viết hiểu biết thêm về vốn văn hóa truyền thống dân tộc. Góp thêm tiếng nói mới khẳng định giá trị của tác phẩm. Cung cấp thêm một hướng tiếp cận mới về bản sắc truyền thống Việt Nam trong Vang bóng một thời.
Mô tả: 81 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19205
Bộ sưu tập: Khoa Sư phạm

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.09 MBAdobe PDF
Your IP: 3.139.62.103


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.