Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20248
Nhan đề: Nghiên cứu sản xuất glucosamin hydroclorua từ vỏ tôm càng xanh (macrobrachium rosenbergii) bằng phương pháp hóa sinh kết hợp
Tác giả: Lê, Thị Minh Thủy
Trần, Thị Cẩm Nhung
Từ khoá: Công Nghệ Chế Biến Thủy Sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài nghiên cứu sản xuất glucosamin hydroclorua từ vỏ tôm càng xanh bằng phương pháp hóa sinh kết hợp được thực hiện nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu thông qua 4 thí nghiệm: (i) Khử khoáng bằng HCl; (ii) Khử protein bằng enzyme Alcalase; (iii) Sử dụng HCl để chuyển chitin thành glucosamin hydroclorua; (iv) chế độ sấy đến chất lượng của sản phẩm. Kết quả cho thấy khi ngâm vỏ tôm càng xanh trong dung dịch HCl 4% với thời gian 6 giờ thì hàm lượng khoáng còn lại là 0,586%, mẫu tiếp tục thủy phân bằng enzyme Alcalase nồng độ 0,3% trong 6 giờ ở nhiệt độ 50-55℃ cho hàm lượng protein còn lại thấp nhất là 51,4%. Chitin được chuyển thành glucosamin hydroclorua bằng dung dịch HCl 10M ở nhiệt độ 85℃ trong 6 giờ cho hiệu suất thu hồi là 48,1%,rồi đem đi sấy ở nhiệt độ 60℃ trong 3 giờ có ẩm độ, hiệu suất thu hồi và độ hòa tan cao nhất lần lượt là (7,78; 57,7 và 83,3%). Phổ FT-IR cho thấy gluocsamin hydroclorua thành phẩm tương đồng với glucosamin hydroclorua thương mại.
Mô tả: 15tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20248
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
836.97 kBAdobe PDF
Your IP: 3.147.66.178


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.