Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20429
Nhan đề: Ứng dụng của phân bón hỗn hợp NPK (18-14-18) chậm tan có kiểm soát và urea humate đến sự thay đổi dinh dưỡng trong đất và năng suất lúa trên vùng đất phèn nhiễm mặn tại Hậu Giang.
Tác giả: Tất, Anh Thư
Trương, Thị Yến Nhi
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Trong tình hình sản xuất nông nghiệp, phân bón góp phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng đặc biệt là đối với cây lúa. Nhưng thực trạng hiện nay nhà nông còn sử dụng phân bón mất cân đối do chưa tin tưởng lúa vẫn duy trì được nâng suất khi giảm lượng phân. Bên cạnh đó, phân bón thông thường cây lúa chỉ có thể hấp thụ khoảng 30% gây hao hụt cho nhà nông. Vì vậy, đề tài được thực hiện để đánh giá ảnh hưởng của phân bón chậm tan NPK có kiểm soát đến dinh dưỡng trong đất và năng suất lúa và đánh giá hiệu quả tài chính của việc sử dụng phân bón chậm tan NPK có kiểm soát so với sử dụng phân bón truyền thống. Nhằm xác định ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón NPK chậm tan có kiểm soát, urea humate, năng suất lúa và dinh dưỡng trong đất vụ Đông-Xuân (2019) tại Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu Giang. Thí nghiệm được bố trí với 2 nghiệm thức (nghiệm thức cải tiến sử dụng NPK (18-14-18) chậm tan có kiểm soát, Urea Humate,DAP; nghiệm thức nông dân sử dụng Urea, DAP, Kali clorua), đều sử dụng giống ST24 và sạ hàng. Mấu đất được lấy vào 2 giai đoạn (đầu vụ và cuối vụ) để phân tích dinh dưỡng đất và các thành phần năng suất lúa cũng như năng suất thực tế và sinh khối rơm Kết quả cho thấy các thành phần năng suất, năng suất thực tế và sinh khối rơm giữa 2 nghiệm thức không khác biệt, năng suất vẫn được ổn định (5,9 tấn/ha), nghiệm thức của nông dân (5,93 tấn/ha). Về dinh dưỡng trong đất cuối vụ các chỉ tiêu dinh dưỡng trong đất giữa 2 nghiệm thức đều khác biệt qua kiểm định T-test. pH của nghiệm thức cải tiến là 5,55 đã cải thiện so với đầu vụ (4,84), nhưng của nghiệm thức nông dân thì lại thấp hơn (4,82) so với đầu vụ. EC của nghiệm thức cải tiến (0,68 mS/cm), nghiệm thức nông dân (0,96 mS/cm) đều được cải thiện so với đầu vụ (1,2 mS/cm). Al trao đổi ở đầu vụ (2,63 meqAl3+/100g) đã giảm sau khi thí nghiệm ở nghiệm thức cải tiến (1,13 meqAl3+/100g), nghiệm thức nông dân (1,78 meqAl3+/100g). Acid trao đổi của 2 nghiệm thức khác biệt so với đầu vụ (2,5 meqH+/100g), nghiệm thức cải tiến (2,7 meqH+/100g) và nghiệm thức nông dân (3,18 meqH+/100g). Lân hữu dụng đầu vụ (64,1 mgP2O5/kg) đến cuối vụ thì lượng lân hữu dụng của cả 2 nghiệm thức đều tăng nghiệm thức cải tiến (69,4 mgP2O5/kg), nghiệm thức nông dân (64,5 mgP2O5/kg). Đạm hữu dụng ở nghiệm thức nông dân không tăng so với đầu vụ (5,64 mgN/kg), nghiệm thức cải tiến thì tăng đáng kể (7,63). Cuối cùng hàm lượng chất hữu cơ trong đất cuối vụ ở nghiệm thức cải tiến (6,42%) tăng so với đầu vụ (5,25%),và ở nghiệm thức nông dân (5,29%) cũng tăng nhưng ít hơn so với nghiệm thức cải tiến
Mô tả: 39tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20429
ISSN: B1601206
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.43 MBAdobe PDF
Your IP: 3.144.12.249


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.