Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22344
Nhan đề: Thành phần loài cá huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu và sinh học sinh trưởng cá chốt trắng Mystus gulio (Hamilton,1822)
Tác giả: Hà, Phước Hùng
Trần, Hồng Thắm
Từ khoá: Quản lý nguồn lợi thủy sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu thành phần loài và sinh học sinh trưởng của cá chốt trắng (Mystus gulio) ở huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu được thực hiện từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2019. Mẫu được thu bằng nhiều loại ngư cụ. Mẫu được thu mỗi tháng một lần. Kết quả có 39 loài, 19 họ, 7 bộ. Trong đó, bộ cá Vược (Perciformes) chiếm số lượng cao nhất với 13 loài (33,6%), tiếp đến là bộ cá Chép (Cypriniformes) với 10 loài (25,6%), bộ cá Da trơn (Siluriformes) với số lượng 7 loài (18%), bộ Mang liền (Synbranhiformes) với 5 loài (12,8%), bộ Cá lìm kìm (Beloniformes) với 2 loài (5,13%). Trong khi bộ Cá đối (Mugiliformes) và bộ cá Thát lát (Osteoglossiformes) chiếm số lượng loài thấp nhất, mỗi bộ chỉ có một loài (2,5%). Bằng phương pháp hồi quy đã xác định được mối quan hệ rất chặt chẽ giữa chiều dài tổng và khối lượng thân của loài cá Chốt trắng (Mystus gulio) thông qua phương trình giữa chiều dài tổng (L) và khối lượng thân (W) là W=0,00005L2,7293, với hệ số 2=0,91238. Các tham số tăng trưởng được xác định thông qua phương pháp ELEFAN áp dụng dạng đường cong tăng trưởng không mùa vụ (Non seasonal). Chiều dài tiệm cận cực đại Lmax= 201.42mm, tốc độ tăng trưởng K= 1.10/năm, t0= -0.38 năm.
Mô tả: 10tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22344
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.01 MBAdobe PDF
Your IP: 3.139.86.56


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.