Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22347
Nhan đề: Phân tích hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaues vannamei) trong ao đất ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu
Tác giả: Huỳnh, Văn Hiền
Tạ, Ngọc Quyển
Từ khoá: Quản lý nguồn lợi thủy sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2019 thông qua phỏng vấn 60 hộ (Sóc Trăng 30 hộ và Bạc Liêu 30 hộ) nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh trong ao đất nhằm đánh giá hiệu quả kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở tỉnh Sóc Trăng và Bạc Liêu. Kết quả nghiên cứu cho thấy những hộ nuôi ở Sóc Trăng có qui mô diện tích lớn hơn (11.933,3 m2/hộ) so với qui mô nuôi tôm TCT thâm canh ở Bạc Liêu (8.740 m2/hộ). Mật độ thả nuôi ở Sóc Trăng cao hơn so với Bạc Liêu (42,93 con/m2 so với 30,67 con/m2), thời gian nuôi ngắn hơn (2,75 tháng/vụ so với 3,22 tháng/vụ). Hệ số FCR của mô hình nuôi tôm TCT ở Sóc Trăng và Bạc Liêu lần lượt là 1,11 lần và 1,36 lần và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Năng suất của mô hình nuôi tôm TCT ở Sóc Trăng cao hơn Bạc Liêu (2,94 tấn/ha/vụ so với 2,19 tấn/ha/vụ). Chi phí sản xuất cho mô hình nuôi tôm TCT ở Sóc Trăng (215,64 triệu đồng/ha/vụ) cũng cao hơn so với Bạc Liêu (174,86 triệu đồng/ha/vụ) và lại lợi nhuận cũng cao hơn (187,17 triệu đồng/ha/vụ so với 117,24 triệu đồng/ha/vụ). Tuy nhiên, nghề nuôi tôm hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn như dịch bệnh, thiếu vốn sản xuất, nguồn nước ô nhiễm và thời tiết biến đổi thất thường.
Mô tả: 14tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22347
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
331.17 kBAdobe PDF
Your IP: 3.138.135.80


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.