Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22418
Nhan đề: Ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến tang trưởng, năng suất và chất lượng rong nho (Caulerpa lentillifera)
Tác giả: Nguyễn, Thị Ngọc Anh
Nguyễn, Thị Huỳnh Như
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sản
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến tăng trưởng năng suất và chất lượng rong nho Caulerpa lentillifera được thực hiện gồm 6 nghiệm thức với các độ mặn khác nhau (1) 20‰, (2) 25‰, (3) 30‰, (4) 35‰, (5) 40‰, (6) 45‰, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Rong nho giống được bố trí khối lượng ban đầu là 0,2kg/vỉ trong bể nhựa thể tích 100L và sục khí nhẹ liên tục. Bột cá là nguồn dinh dưỡng được bón 3 ngày 1 lần với lượng 35g/m3 và được điều chỉnh theo thực tế thông qua đo hàm lượng dinh dưỡng trong bể nuôi. Sau 45 ngày nuôi, tốc độ tăng trưởng của rong nho ở độ mặn 30‰ (1,95%/ngày) là cao nhất khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) với các nghiệm thức còn lại và tăng trưởng thấp nhất là 45‰ (0,22%/ngày). Ở nghiệm thức 40‰ có tỉ lệ thân đứng đạt kích cở thương phẩm (≥5 cm) là 85,2% nhưng so với độ mặn 30‰ (40,6%) thì tỉ lệ thân đứng đạt kích cở thương phẩm và màu sắc tươi sáng cùng với các quả cầu phân bố đều và dày hơn so với các độ mặn khác. Do đó, ở mức độ mặn 30‰ là thích hợp cho việc trồng rong nho để thu được rong nho có chất lượng thương phẩm tốt nhất. Bên cạnh đó, mức độ mặn mà rong nho có thể tồn tại được nằm trong khoảng 20-45‰.
Mô tả: 14tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/22418
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
476.94 kBAdobe PDF
Your IP: 3.149.26.176


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.