Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/24394
Nhan đề: Ca khúc không chỉ để giải trí
Tác giả: Nguyễn, Thị Nam
Từ khoá: Ca khúc không chỉ để giải trí
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Lý luận Phê bình Văn học - Nghệ thuật;Số 03 .- Tr.16-25,33
Tóm tắt: Có để giải trí nhưng ca khúc không chỉ để giải trí, dù nó có chức năng này. Điều ấy đúng với cả người sáng tác, người hát và người nghe. Trước hết, khi viết một ca khúc nào đó là lúc nhạc sĩ ghi lại xúc cảm của mình. Người hát nói chung (không phải chỉ là các ca sĩ chuyên nghiệp) cũng hát những bài mình thích hoặc những bài gặp gỡ tình cảm của mình lúc ấy. Người nghe cũng thế, nếu được chủ động thì cũng có sự chọn lọc để nghe những bài theo tình, theo cảnh. Nếu không có cảm xúc thật khi sáng tác thì những bài hát về Đảng, về lãnh tụ không thể hay như chúng ta đã thấy. Nếu viết không cảm xúc thì không thể có được nét nhạc rộn ràng thôi thúc ở bài Đường ra mặt trận (Nhạc sĩ Huy Du, tho Chính Hữu): "Có những ngày vui sao, cả nước lên đường/ Xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục [...] Xóm dưới làng trên, con trai con gái/ Xôi nắm cơm đùm, ríu rít theo nhau/ Súng nhỏ súng to, chiến trường chật chội/ Tiếng cười hăm hở, đầy sông đầy thuyền". Và khi nhạc sĩ Hoàng Hiệp viết câu hát "Đường ra trận mùa này đẹp lắm" (Trường Sơn đông, Trường Sơn tây) thì đó là cảm xúc của ông đại diện cho cả một thế hệ thanh niên Việt Nam yêu nước chống Mĩ xâm lược, nao nức muốn ra mặt trận....
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/24394
ISSN: 0866-7349
Bộ sưu tập: Lý luận Phê bình Văn học Nghệ thuật

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.7 MBAdobe PDF
Your IP: 18.218.86.208


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.