Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/2452
Nhan đề: Tính khoa học liên ngành trong "Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức" của Trần Đức Thảo
Tác giả: Nguyễn, Thị Bích Hằng
Từ khoá: Trần Đức Thảo
Triết gia Việt Nam
Khoa học liên ngành
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Triết học;Số 1 .- Tr.47-54
Tóm tắt: Các công trình nghiên cứu triết học của Trần Đức Thảo đều mang tính liên kết khoa học liên ngành rất cao. Tư duy triết học và phong cách làm việc đó của ông chịu ảnh hưởng lớn từ tư duy và cuộc đời của hai nhà triết học, nhà khoa học nổi tiếng ở thế kỷ XX là J.CavaiIlès và E.Husserl. Khi mới bước vào con đường triết học, ông đã thể hiện năng lực trí tuệ khoa học cao am hiểu sâu rộng nhiều lĩnh vực khoa học, cùng với sự dũng cảm và tự tin khi tranh luận khoa học với các triết gia hàng đầu ở Pháp là A.Kojève và J.P.Sartre. Các nghiên cứu sau này của ông trong đó có tác phẩm “Tìm cội nguồn của ngôn ngữ và ý thức”, được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu tổng hợp liên ngành các khoa học. Trong tác phẩm này, có thể nhận thấy trong ông hội tụ đủ trí tuệ của nhà triết học, phân tâm học, nhân chủng học, khảo cổ học, xã hội học, ngôn ngữ học tâm lý học, giải phẫu học... Qua việc phân tích tính khoa học liên ngành trong tác phẩm này của Trần Đức Thảo, bài viết khẳng định ông là nhà triết học Việt Nam đầu tiên vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa học liên ngành trong các công trình nghiên cứu triết học.
Định danh: http://172.18.63.105/jspui/handle/123456789/2452
ISSN: 0866-7632
Bộ sưu tập: Triết học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_537.78 kBAdobe PDFXem
Your IP: 18.191.5.239


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.