Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/28243
Nhan đề: Khảo sát khả năng kháng vi khuẩn vibrio parahaemolyticus của các cao chiết từ cây sổ trai (dillenia ovate) Nguyễn Thị Nu Nguyễn Thị Linh Nhi
Tác giả: Pgs.Ts.Đái, Thị Xuân Trang
Nguyễn ;, Thị Linh Nhi;
Từ khoá: Hóa học
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Cây Sổ Trai (Dillenia ovate) được biết đến là cây dược liệu có nhiều công dụng nhưng vẫn rất ít người nghiên cứu khoa học về hiệu quả của loài cây này đối với khả năng kháng khuẩn. Vì vậy mục tiêu của nghiên cứu này là khảo sát khả năng kháng khuẩn từ các bộ phận khác nhau của cây Sổ Trai. Cao ethanol của các bộ phận khác nhau của cây Sổ Trai là vỏ thân, gỗ, lá, trái được tách chiết với các dung môi khác nhau gồm n-hexan, ethyl acetate và dung dịch chiết còn lại (cao nước). Định tính sơ bộ thành phần hóa học cho thấy trong cây Sổ Trai có chứa alkaloid, flavonoid, steroid, glycoside, saponin, tannin và sesquiterpen-lacton. Kết quả định lượng cho thấy cao chiết ethyl acetate gỗ Sổ Trai có hàm lượng polyphenol (44,28±0,15 mg GA/g cao chiết) và hàm lượng flavonoid (309,97±1,47 mg QE/g cao chiết) là cao nhất trong tất cả các cao chiết được khảo sát còn lại. Ngoài ra các cao chiết cây Sổ Trai cho hiệu quả kháng khuẩn cao với chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus khi khảo sát bằng phương pháp pha loãng vi mô, phương pháp khuếch tán giếng thạch và phương pháp đếm sống nhỏ giọt. Từ các phương pháp trên cho thấy tất cả các cao chiết cây Sổ Trai đều có khả năng kháng khuẩn cao với chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus thể hiện qua đường kính vòng kháng khuẩn. Trong đó cao chiết ethyl acetate gỗ Sổ Trai (7,33±0,58 mm) và cao ethyl acetate vỏ thân Sổ Trai (6,67±0,58 mm) có đường kính vòng kháng khuẩn cao gấp lần lượt là 2 và 1,82 lần đường kính vòng kháng khuẩn của kháng sinh Vancomycin ở nồng độ 2560 µg/mL. Hơn thế nữa, nồng độ ức chế tối thiểu MIC của đa số các cao chiết (trừ n-hexane và nước của trái) đều ở khoảng nồng độ 640≤MIC≤1280 µg/mL thấp hơn so với kháng sinh Vancomycin (MIC>1280 µg/mL) và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu MBC của phần lớn các cao chiết ở các nồng độ như 1280 µg/mL, 2560 µg/mL, 5120 µg/mL nhưng với kháng sinh lại không diệt được vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong các khoảng nồng độ khảo sát đó. Các kết quả này góp phần kết luận tiềm năng hoạt tính sinh học của cây Sổ Trai và tạo cơ sở khoa học cho các nghiên cứu tiếp theo.
Mô tả: 91tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/28243
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.99 MBAdobe PDF
Your IP: 52.15.112.69


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.