Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/28947
Nhan đề: Trí tuệ nhân tạo và tác động đến một số khía cạnh của quan hệ quốc tế
Tác giả: Nghiêm, Tuấn Hùng
Từ khoá: Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư
Cạnh tranh quyền lực
Chủ thể phi quốc gia
Chiến tranh
Trí tuệ nhân tạo
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị thế giới;Số 06 .- Tr.27-36
Tóm tắt: Khi thế giới đang bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành một chủ đề nóng và được thảo luận bởi các nhà lãnh đạo, các giám đốc điều hành hay các học giả. AI rõ ràng là một trong những yếu tố chủ chốt trong lý luận về Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư. Dù việc nghiên cứu và phát triển AI mới ở giai đoạn đầu và hướng phát triển AI trong tương lai còn nhiều tranh luận, thì không thể phủ nhận rằng đã có một số dạng thức tồn tại của AI, và AI đã mang theo chức năng phân tích, hoạt động và dự báo. Dù AI có mang tới những hệ quả mang tính cách mạng hay chỉ là những hiệu ứng thông thường, cần phải hiểu tại sao và làm thế nào AI có thể tác động đến một số khía cạnh của quan hệ quốc tế. Bài viết này tìm câu trả lời cho câu hỏi về vai trò của các chủ thể phi quốc gia. cụ thể là các công ty công nghệ, trong hệ thống quốc tế. Đồng thời. chắc chắn AI sẽ tác động đến cạnh tranh quốc tế và cân bằng quyền lực giữa hai cường quốc Mỹ và Trung Quốc. Cuối cùng, với AI là một dạng công nghệ tạo điều kiện, những tiến bộ trong AI có thể tạo ra những cơ sở cho sự biến đổi của đặc tính chiến tranh trong tương lai.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/28947
ISSN: 0868-2984
Bộ sưu tập: Những vấn đề Kinh tế & chính trị thế giới

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.69 MBAdobe PDF
Your IP: 18.116.90.141


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.