Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/36817
Nhan đề: Chiết tự chữ Hán theo Lục thư
Tác giả: Lê, Quang Sáng
Từ khoá: Chữ Hán
Lục thư
Chiết tự
Dạy học chữ Hán
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc;Số 11 .- Tr.55-62
Tóm tắt: Chữ Hán là loại văn tự cổ đại phát triển đến ngày nay vẫn còn giữ được giá trị biểu ý, được ví như “hóa thạch sống” phản ánh giá trị văn hóa, xã hội Trung Hoa. Chiết tự là một phương pháp phân tích chữ dựa trên giá trị biểu ý của chữ Hán trên cả ba phương diện hình, âm và nghĩa, để xác định ý nghĩa của chữ hoặc của từ. Lục thư là sáu phương pháp phân tích chữ Hán dựa trên giá trị biểu ý của chữ Hán, thường được gọi là sáu phương pháp tạo chữ. Lục thư được Hứa Thận trình bày một cách hệ thống và sớm nhất trong “Thuyết văn giải tự”. Lý luận Lục thư sau đó được ứng dụng rộng rãi trong việc dạy học và nghiên cứu chữ Hán trong suốt thời kỳ cổ đại Trung Quốc. Đến nay, chữ Hán phát triển thành chữ Khải giản thể, nhiều chữ tượng hình, chỉ sự trở thành các ký hiệu ký âm, nhưng vẫn có thể tra cứu nguồn gốc, hiểu được ý nghĩa của nó, nên việc chiết tự theo Lục thư vẫn còn được ứng dụng trong việc dạy học chữ Hán khá phổ biến ở Trung Quốc.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/36817
ISSN: 0868-3670
Bộ sưu tập: Nghiên cứu Trung Quốc

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
4.2 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.108.9


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.