Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/36953
Nhan đề: Xây dựng đường đẳng nhiệt của quá trình hấp phụ chì (II) bằng Humin hoạt hóa
Tác giả: Vũ, Lê Vân Khánh
Phan, Đình Tuấn
Phan, Thế Duy
Từ khoá: Đường đẳng nhiệt
Quá trình hấp phụ chì (II)
Humin hoạt hóa
Năm xuất bản: 2018
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường;Số 22 .- Tr.30-32
Tóm tắt: Humin chiết xuất từ than bùn tại Hòn Đất (tỉnh Kiên Giang), được hoạt hóa bằng KOH 10% với tỷ lệ Humin/KOH là 1:4 và nhiệt độ 700°c dưới dòng N2. Sau khi hoạt hóa, Humin là một vật liệu có khả năng hấp phụ Pb(ll) trong nước thải. Khả năng hấp thụ Pb(ll) của Humin được đánh giá bằng nồng độ chất hấp phụ, thời gian tiếp xúc và nồng độ ion Pb(ll) ban đầu. Thời gian tiếp xúc tối ưu để hấp phụ các ion Pb(ll) lên humin hoạt tính là 60 phút, nồng độ Pb(ll) ban đầu tối ưu là 100 mg/l và nồng độ Humln là 35 g/l. Mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Freundlich và Langmuir được xây dựng để mô hình hóa để tính toán dung lượng hấp phụ cực đại của humin hoạt hóa. Một số ít nghiên cứu gần đây cho thấy Humin, là một thành phẩn chất hữu cơ tư nhiên có trong than bùn, là một loại vật liệu có khả năng hấp phụ kim loại và xử lý nước thải hiệu quả [5 -9]. Nghiên cứu này sẽ trình bày các kết quả thu được khi nghiên cứu phương pháp hoạt hóa Humin để loại bỏ chì khỏi nước thải. Những ảnh hưởng của các yêu tố như nồng độ chất hấp phụ, thời gian tiếp xúc, nồng độ Pb(ll) ban đầu sẽ được khảo sát để xây dựng mô hình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir và Freundlich, từ đó xác định được bản chất hấp phụ là đơn lớp hay đa lớp.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/36953
ISSN: 1859-1477
Bộ sưu tập: Tài nguyên và Môi trường

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.14 MBAdobe PDF
Your IP: 18.219.95.244


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.