Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/38772
Nhan đề: Ảnh hưởng của môi trường nước mặn đến hiệu quả gia cường kháng uốn của tấm CFRP cho dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn
Tác giả: Đỗ, Đại Thắng
Chu, Văn Tư
Nguyễn, Minh Long
Từ khoá: Kháng uốn
Dầm bê tông cốt thép bị ăn mòn
Chu kỳ khô/ướt
Nước mặn
Gia cường
Tấm CFRP
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Xây dựng Việt Nam;Số 623 .- Tr.9-16
Tóm tắt: Bài báo này trình bày một nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả gia cường kháng uốn của lưới sợi CFRP cho dầm bê tông cốt thép (BTCT) tiết diện chữ T có cốt thép bị ăn mòn chịu tác động bởi các chu kỳ khô/ướt nước mặn. Chương trình thực nghiệm được thực hiện trên 12 dầm được chia làm 3 nhóm có mức độ ăn mòn cốt thép dọc chịu lực khác nhau (không bị ăn mòn, bị ăn mòn chịu 45 chu kỳ, và bị ăn mòn 90 chu kỳ). Mỗi nhóm gồm 4 dầm, trong đó có 1 dầm đối chứng và 2 dầm gia cường lưới sợi CHRP với số lớp lần lượt là 2 và 4 lớp, 1 dầm gia cường 2 lớp lưới sợi CHRP đồng thời chịu tác động của môi trường khô/ướt (nước mặn). Kết quả thực nghiệm cho thấy hiệu quả gia cường của tấm CFRP suy giảm từ 2.6% đến 3.4% sau 45 chu kỳ tiếp xúc, giảm 4.2% sau 90 chu kỳ tiếp xúc; thời gian ăn mòn cốt thép càng lâu, sự suy giảm khả năng chịu lực của dầm càng lớn. Tác dụng của các chu kỳ khô/ẩm nước mặn làm giảm khả năng bám dính giữa tấm CHRP và bề mặt bê tông dẫn đến thay đổi hình thái bong tách, từ bong tách và kéo theo lớp bê tông bảo vệ sang cơ chế trượt hoàn toàn theo bề mặt lớp bê tông bảo vệ. Nó cũng làm giảm giá trị biến dạng tấm lớn nhất, xấp xỉ 13% sau 45 chu kỳ tiếp xúc, và 20% sau 90 chu kỳ tiếp xúc.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/38772
ISSN: 0866-8762
Bộ sưu tập: Xây dựng Việt Nam

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.68 MBAdobe PDF
Your IP: 18.221.53.209


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.