Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/43108
Nhan đề: Khảo nghiệm loài và xuất xứ một số loài cây ngập mặn tại Côn Đảo và Bình Sơn
Tác giả: Hoàng, Văn Thơi
Nguyễn, Thị Hải Hồng
Lê, Thanh Quang
Nguyễn, Khắc Điệu
Võ, Hoàng Anh Tuấn
Từ khoá: Bần trắng
Đâng
Đưng
Mắm biển
Khảo nghiệm loài và xuất xứ cây ngập mặn
Năm xuất bản: 2020
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn;Số 394 .- Tr.86-92
Tóm tắt: Nghiên cứu khảo nghiệm loài và xuất xứ các loài cây ngập mặn: Đâng (Rhizophora stylosa), Đưng (Rhizophora mucronata), Bần trắng (Sonneratia alba) và Mắm biển (Avicennia marina) tại Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Bình Sơn (Quảng Ngãi) cho thấy sau 3 năm trồng tỷ lệ sống của các loài cây này dao động từ 65,6 đến 71,0%, trong đó Đâng là loài có tỷ lệ sống cao nhất tại hai nơi, Bần trắng là loài có sinh trưởng tốt nhất tại Bình Sơn. Hơn nữa, tại Bình Sơn (Quảng Ngãi) cả 4 loài đều sinh trưởng tốt hơn tại Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Các xuất xứ sinh trưởng tốt nhất trong 4 loài cây khảo nghiệm tại Bình Sơn là Duyên Hải (của Đưng), Tĩnh Gia (của Đâng), Ninh Hòa (của Mắm biển) và Tuy Phước (của Bần Trắng). Các xuất xứ sinh trưởng tốt nhất tại Côn Đảo là Ninh Hòa (của Đưng), Cần Giờ (của Đâng), Bạc Liêu (của Mắm biển) và Vạn Ninh (của Bần trắng).
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/43108
ISSN: 1859-4581
Bộ sưu tập: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.5 MBAdobe PDF
Your IP: 18.118.45.162


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.