Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/4399
Nhan đề: Thành phần phiêu sinh vật trong môi trường nước nuôi tôm thẻ chân trắng(Litopenaeus vannamei) trước và sau khi xử lý bằng plasma lạnh
Tác giả: Nguyễn, Thị Kim Liên
Đặng, Hoàng Tiên
Từ khoá: Nuôi trồng thủy sản
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Mục tiêu của đề tài là xác định sự ảnh hưởng của hệ thống Plasma lạnh đến sự phát triển của phiêu sinh vật trong bể nước nuôi tôm thẻ chân trắng. Nghiên cứu được thực hiện tại khoa Thủy Sản-Đại học Cần Thơ từ 05/11-25/12/2017. Nghiên cứu được tiến hành trong 3 bể compositei, mỗi bể có thể tích 0,5m3. Tổng cộng có 9 đợt thu mẫu, trong đó có 1 đợt trước xử lý và 8 đợt sau khi xử lí bằng plasma lạnh. Mẫu thực vật nổi và động vật nổi được thu bằng cách sử dụng lưới phiêu sinh vật có kích thước tương ứng là 27µm và 60µm . Kết quả đã xác định được 23 loài thực vật nổi thuộc 4 ngành tảo, trong đó, tảo Khuê có số loài nhiều nhất với 12 loài (52%), các ngành còn lại có số loài thấp hơn và dao động từ 3-5 loài (13-22%). Mật độ tảo khuê từ đợt 1-đợt 5 cao hơn rất nhiều các nhóm tảo còn lại (chiếm 80 %), tuy nhiên tảo Lam lại chiếm ưu thế cao vào các đợt sau. Ngoài ra, nghiên cứu đã tìm thấy tổng cộng 34 loài động vật nổi. Trong đó, Protozoa có số loài phong phú nhất (16 loài, 47%), các nhóm còn lại có 5-13 loài (15-38%). Mật độ động vật nổi trước xử lý (165.627.500 cá thể/m3) cao gấp 333 lần giai đoạn sau xử lý (497.077±942.839 cá thể/m3), kết quả này cho thấy hiệu quả diệt khuẩn cao trong việc sử dụng công nghệ plasma lạnh để xử lý nước.
Mô tả: 12 tr.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/4399
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
415.9 kBAdobe PDF
_file_
  Giới hạn truy cập
35.76 kBAdobe PDF
Your IP: 3.144.33.41


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.