Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/49815
Nhan đề: Thực nghiệm xác định thời gian đào thải của florfenicol trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) nuôi trong ao
Tác giả: Nguyễn, Quốc Thịnh
Hồ, Quốc Tuấn
Từ khoá: Nuôi Trồng Thủy Sản
Năm xuất bản: 2020
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu tồn lưu kháng sinh florfenicol (FF) trên cơ cá tra được thực hiện trên ao nhằm cung cấp thông tin cho việc quản lý và sử dụng kháng sinh hiệu quả và an toàn vệ sinh thực phẩm. Cá tra thí nghiệm (50-100 g/con) được nuôi trong 3 ao có khối lượng 5, 12 và 25 tấn. Liều lượng kháng sinh sử dụng là 10 mg FF/ kg cá. Kháng sinh được trộn vào thức ăn và được cho ăn liên tục 5 ngày. Mẫu cơ được thu ở ngày 1 và ngày 5 trong khi cho cá ăn thức ăn chứa kháng sinh. Sau khi ngưng cho ăn thức ăn chứa kháng sinh, thu mẫu sau 3 ngày, 7 ngày, 14 ngày và 30 ngày. Ở mỗi lần thu mẫu, thu 20 con/ao. Hàm lượng FF trong cơ cá tra được phân tích bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ. Kết quả cho thấy hàm lượng kháng sinh FF có trong thức ăn có sự biến động lớn, đạt 590±134 mg/kg ở ngày 1 và 619±310 mg/kg ở ngày 5. Hàm lượng FF trong cơ cá tra đạt cao nhất là 459 µg/kg cá ở ngày thứ 5 cho ăn thức ăn có kháng sinh. Sau khi ngưng cho cá ăn thức ăn có kháng sinh, hàm lượng kháng sinh FF trong cơ cá tra ở ngày thứ 7 nhỏ hơn giới hạn phát hiện (LOD=5 µg/kg). Có sự chuyển hóa FF thành FFA trong cơ cá tra theo thời gian. Hàm lượng FFA trong cơ cá đạt cực đại 34,9±31,0 µg/kg ở ngày thứ 5 khi cho cá ăn kháng sinh. Sau 7 ngày ngưng cho cá ăn kháng sinh, không phát hiện FFA trong cơ cá tra (LOD=5 µg/kg).
Mô tả: 13tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/49815
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
410.16 kBAdobe PDF
Your IP: 18.191.240.80


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.