Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5455
Nhan đề: HÂN LẬP, TUYỂN CHỌN VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC DÒNG LỢI KHUẨN Bacillus spp. TỪ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) Ở TỈNH KIÊN GIANG
Tác giả: Huỳnh, Ngọc Thanh Tâm
Huỳnh, Văn Thịnh
Từ khoá: Công nghệ sinh học
Năm xuất bản: 2018
Tóm tắt: Với mục tiêu phân lập được dòng vi khuẩn Bacillus sp. có những đặc tính tốt để sản xuất chế phẩm sinh học nhằm kiểm soát các tác nhân gây bệnh, thay thế việc sử dụng kháng sinh truyền thống trong nuôi trồng thủy sản nên đề tài: “Phân lập và tuyển chọn dòng vi khuẩn Bacillus sp. có khả năng kháng khuẩn từ tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) ở tỉnh Kiên Giang” đã được thực hiện. Kết quả phân lập được 20 dòng vi khuẩn Bacillus spp. từ hệ tiêu hóa của các mẫu tôm thu ở 4 huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang. Khi khảo sát khả năng kháng khuẩn đối với các dòng vi khuẩn gây bệnh, có 11 trên tổng số 20 dòng thể hiện khả năng đối kháng với ít nhất 1 dòng vi khuẩn kiểm định gồm Escherichia coli, Staphyloccocus aureus, Aeromonas sp. và Pseudomonas sp. Trong đó, dòng AM2 thể hiện khả năng đối kháng với cả 4 dòng vi khuẩn kiểm định, dòng AM3 thể hiện khả năng đối kháng cao nhất đối 3 dòng vi khuẩn kiểm định. Kết quả khảo sát khả năng sinh enzyme ngoại bào của 11 dòng thể hiện khả năng đối kháng với các dòng vi khuẩn gây bệnh cho thấy, có 8 trong số 11 dòng có khả năng sinh cả 3 loại enzyme amylase, cellulase và protease. Dòng AM2 và AM3 có khả năng kháng khuẩn và sinh enzyme ngoại bào cao được lựa chọn để khảo sát khả năng chịu mặn và chịu pH, kết quả cho thấy, cả 2 dòng đều có khả năng phát triển trong môi trường được bổ sung nồng độ muối từ 1 - 5% và pH từ 4 - 9. Kết quả giải trình tự bằng phương pháp 16S rRNA cho thấy 2 dòng AM2 và AM3 tương đồng với dòng Bacillus subtilis và Bacillus cereus. Kết quả nghiên cứu này đóng góp cơ sở khoa học trong xây dựng quy trình sản xuất chế phẩm probiotic và mở ra tiềm năng ứng dụng của 2 dòng vi khuẩn này trong nuôi trồng hải sản nói chung và nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/5455
Bộ sưu tập: Viện NC & Phát triển Công nghệ Sinh học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.73 MBAdobe PDF
Your IP: 18.225.55.151


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.