Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/58984
Nhan đề: Tính chất lý, hóa học một số loại đất trồng lúa vùng đồng bằng Sông Hồng
Tác giả: Phạm, Văn Thánh
Phạm, Anh Tú
Nguyễn, Quang Huy
Từ khoá: Đất trồng lúa
Tính chất lý
Hóa học đất
Đồng bằng sông Hồng
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;Số 360 .- Tr.12-23
Tóm tắt: Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là vựa lúa lớn thứ hai của Việt Nam, diện tích đất nông nghiệp 962.278 ha, chiếm 63 8% tổng diện tích tự nhiên, trong đó đất trồng lúa (lúa) là 561.746 ha, chiếm 58,38% diện tích đất nông nghiệp được trồng trên nhóm đất chính: đất mận 32.438 ha, đất phèn 41.856 ha, đất phù sa 450.739 ha và đất xám bạc màu 29.330 ha. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng độ phì nhiêu đất làm cơ sở để phân tích những hạn chế chính về độ phì nhiêu đất đối với đất trồng lúa. Thông qua độ chua và 3 nguyên tố đa lượng (N p K) kết quả nghiên cứu cho thấy: phản ứng của đất đều chua đến ít chua. Trong các nhóm đất thì đất mặn có pHKCl cao nhất (ít chua); đất phù sa chua đến ít chua; đất phèn, đất xám bạc màu đều chua. Hàm lượng chất hữu cơ và nitơ dễ tiêu đạt mức giàu; đất xám bạc màu có giá trị bình quân ở mức trung bình; trong các nhóm giàu thì đất phèn hoạt động giàu nhất. Lân dễ tiêu ở đất trồng lúa của vùng đều giàu, ở một số loại đất mặn và đất phèn đạt trung bình. Theo hướng giảm dần về hàm lượng lân dễ tiêu, các nhóm đất trồng lúa có thứ tự P >X & B > M > S. Hàm lượng kali dễ tiêu (Kdt) biến động từ trung bình đến giàu. Nghèo Kdt ở nhóm đất đất xám bạc màu.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/58984
ISSN: 1859-4581
Bộ sưu tập: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
7.41 MBAdobe PDF
Your IP: 18.220.16.184


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.