Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6151
Title: Đánh giá môi trường và xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho vùng rừng - tôm ở khu vực rừng phòng hộ Nhưng Miên và Kiếm Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Đánh giá môi trường và xây dựng kế hoạch quản lý môi trường cho vùng rừng - tôm ở khu vực rừng phòng hộ Nhưng Miên và Kiếm Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau
Authors: Nguyễn, Văn Công
Nguyễn, Văn Công
Trần, Trọng Tính
Trần, Trọng Tính
Keywords: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Issue Date: Dec-2018
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Nghiên cứu về quy trình, kĩ thuật nuôi tôm - rừng và hiện trạng chất lượng môi trường tại Lâm ngư trường Nhưng Miên và Kiến Vàng - Ngọc Hiển - Cà Mau. Tiến hành thu thập thông tin về kĩ thuật, quy trình nuôi tôm rừng từ cán bộ Quản lý rừng phòng hộ, đồng thời theo dõi chất lượng nước và đặc tính bùn trong vuông nuôi từ tháng 08/2017 đến tháng 09/2017 nhằm đánh giá sự ảnh hưởng của việc nạo vét cải tạo ao nuôi đến môi trường xung quanh cũng như việc nuôi tôm, từ đó có những giải pháp, kế hoạch phù hợp để đảm bảo phát triển bền vững mô hình tôm - rừng mà không gây tác động xấu đến môi trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy người dân chủ yếu dựa vào kinh nghiệm canh tác truyền thống trong quá trình nuôi cũng như quản lý môi trường. Qua kết quả phân tích, mẫu hết các chỉ tiêu: nhiệt độ, độ mặn, pH, nồng độ oxy hòa tan, độ trong, nhu cầu oxy hóa sinh, đạm ammonium, độ kiềm trong nước và hàm lượng Asen, Cadimi, thủy ngân, chì trong bùn đáy tại các con kênh cấp và thoát nước, đều phù hợp cho sự sinh trưởng của tôm và nằm trong giới hạn cho phép của các Quy chuẩn: QCVN 02-19:2014/BNNPTNT, QCVN 10:2008/BTNMT, QCVN 38:2011/BTNMT, QCVN 43:2012/BTNMT, Theo TCVN 5943:1995. Riêng hàm lượng đạm nitrite và hàm lượng chất rắn lơ lửng nằm vượt ngưỡng giá trị cho phép, cần có biện pháp quản lý và cải thiện chất lượng môi trường. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình tôm - rừng rất có tiềm năng để phát triển tại khu vực vì nó không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường xung quanh, nhưng đòi hỏi phải giúp người dân tiếp cận với kĩ thuật canh tác phù hợp để hạn chế tác động xấu của nó đến môi trường cũng như kinh tế của hộ nuôi. Giải pháp chính phát triển nghề nuôi tôm trong thời gian tới ở Cà Mau là hình thành các đơn vị hợp tác như tổ hợp tác, hợp tác xã để thực hiện nuôi tôm đạt tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế. Đồng thời tiến hành tập huấn cho người nông dân, đảm bảo phát triển kinh tế và môi trường bền vững. Từ khóa: Tôm sinh thái, tôm - rừng, chất lượng nước, chất lượng bùn, Nhưng Miên, Kiến Vàng
Description: 72 tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6151
Appears in Collections:Khoa Môi trường & Tài nguyên Thiên nhiên

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.62 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.12.242


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.