Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6528
Nhan đề: So sánh khả năng chịu hạn của cỏ sả ( Panicum Maximum) và cỏ Paspalum được trồng trong điều kiện nhà lưới
Tác giả: Nguyễn, Thị Hồng Nhân
Nguyễn, Thiết
Lâm, Thái Ngọc
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2018
Nhà xuất bản: Trường ĐHCT
Tóm tắt: Nhằm khảo sát khả năng chịu hạn và tính năng sản xuất của của hai loại cỏchúng tôi đã tiến hành thí nghiệm từ tháng 3/2018 đến tháng5/2018 tại Khoa Phát triển Nông thôn – Trường Đại học Cần Thơ. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với hai nhân tố: Nhân tố 1: loại cỏ Paspalum và cỏ Sả, nhân tố 2: thời gian gây hạn (0, 5, 10 và 15 ngày).. Cỏ sau khi trồng trong chậu được 30 ngày ở điều kiện tự nhiên thì bắt đầu cho chịu hạn nhân tạo). Thí nghiệm với các chỉ tiêu theo dõi là : chiều cao, số chồi, số lá, dài lá, rộng lá, dài rễ, khối lượng rễ, năng suất xanh,năng suất khô, Chlorophyll A, Chlorophyll B, Chlorophyll A+B. Trong quá trình nghiên cứu thu được một số kết quả sau: Số chồi tại thời điểm trước khi xử lý hạn (30 ngày sau khi trồng) không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tại thời điểm 50 ngày số chồi của nghiệm thức (NT) PH0 là 10,38 chồi thấp hơn so với NT PH15 là 11,00 chồi và số chồi của NT SH0 là 15,50 chồi cao hơn so với NT SH15 (10,63 chồi) và số chồi tại thời điểm thu hoạch 60 ngày của NT PH0 là 10,25 chồi nhiều hơn so với 9,13 chồi của NT PH15 và số chồi của NT SH0 là 16,13 chồi cao hơn 11,38 chồi của NT SH15, ở cùng thời điểm chịu hạn 15 ngày thì số chồi cỏ sả cao hơn nhiều so với cỏ paspalum. Về Năng suất xanh/chậu (NSX/chậu) của NT PH0 là 159,81 g cao hơn so với NT PH15 là 127,03 g và NSX/chậu của NT SH0 là 166,28 g thấp hơn so với NT SH15 là 174,48 g. Về năng suất khô/chậu (NSK/chậu) của NT PH0 là 36,00 g cao hơn so với NT PH15 là 27,84g và NSK/chậu của NT SH0 là 48,92g lớn hơn so với NT SH15 là 44,88 g. Khi so sánh năng suất xanh và năng suất khô của cỏ Paspalum và cỏ Sả thì năng suất cỏ sả cao hơn cỏ paspalum ở tất cả nghiệm thức. Kết quả thí nghiệm cho thấy cỏ Sả có khả năng phục hồi cao hơn cỏ paspalum khi chịu hạn và phục hồi trở lại thì năng suất cỏ sả tăng, còn năng suất của cỏ paspalum giảm và cỏ sả có năng suất cao hơn cỏ paspalum.
Mô tả: 38tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/6528
ISSN: B1510204
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.43 MBAdobe PDF
Your IP: 18.117.216.229


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.