Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/67009
Nhan đề: Phân tích xã hội học của Durkheim về tự tử
Tác giả: Hoàng, Văn Dũng
Khuất, Thị Diệu Linh
Từ khoá: Durkheim
Tự tử
Sự kiện xã hội
Hội nhập xã hội
Điều tiết xã hội
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Xã hội học;Số 04 .- Tr.89-101
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu những nét chính trong các phân tích của Durkheim về tự tử. Ra đời năm 1897, tác phẩm Tự tử của Durkheim được coi như chứng thư khai sinh nền Xã hội học Pháp. Tự tử trở thành một minh chứng cho dự án đầy tham vọng của Durkheim; nghiên cứu một trong những hành vi được coi là thầm kín nhất của con người dưới góc nhìn xã hội học. Dù không phải là người đầu tiên nghiên cứu về hiện tượng này nhưng Durkheim có công đưa hiện tượng tự tử lên một tầm cao mới – một sự kiện xã hội và lý thuyết hóa thành công tự tử. Bằng phương pháp so sánh số liệu thống kê, Durkheim lần lượt bác bỏ các nhân tố ngoài xã hội như tâm lý học hay sinh học vốn là những cách giải thích thịnh hành vào thời kỳ đó; và chỉ rõ hai nguyên nhân xã hội chủ yếu tác động đến tự tử là hội nhập và điều tiết trong quá trình xã hội hóa. Trên cơ sở này, Durkheim xây dựng hệ thống gồm 4 kiểu loại tự tử: tự tử vị kỷ, tự tử vị tha, tự tử phi chuẩn và tự tử định mệnh. Durkheim cho rằng tự tử thay đổi tỷ lệ nghịch với mức độ hội nhập của các nhóm xã hội trong khi điều tiết quá mạnh hay quá yếu cũng đẩy các các nhân đến hành vi tự tử.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/67009
ISSN: 2615-9163
Bộ sưu tập: Xã hội học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
2.43 MBAdobe PDF
Your IP: 52.14.221.113


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.