Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78013
Nhan đề: Khả năng ức chế vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây bệnh trên tôm của một số chất chiết thảo dược
Tác giả: Trần, Thị Tuyết Hoa
Nguyễn, Phước Tâm Ngọc
Từ khoá: Bệnh học thủy sản
Bệnh học thủy sản
Năm xuất bản: 2022
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu đƣợc tiến hành nhằm xác định hoạt tính kháng khuẩn của 10 loại cao chiết thảo dƣợc (đầu lân, kinh giới, ngãi cứu, trứng cá, huyết giác, trà xanh, bàng, cỏ xƣớc, chùm ngây thân, chùm ngây vỏ) trên Vibrio parahaemolyticus gây bệnh cho tôm. Các chỉ tiêu phân tích đƣợc thực hiện bao gồm sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn, xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) bằng phƣơng pháp pha loãng đa nồng độ, xác định nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) trên vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Kết quả ghi nhận: (i) 10 loại cao chiết có hoạt tính kháng khuẩn khác nhau, trong đó cao chiết bàng (Terminalia catappa) cho hiệu quả cao nhất với đƣờng kính vòng vô khuẩn là 22,3 ± 1,15 mm, kế đến là cao chiết trà xanh (Camellia sinensis), cỏ xƣớc (Achyranthes aspera), đầu lân (Couroupita guianensis), huyết giác (Pleomele cochinchinensis Merr. hoặc Dracaena loureiri Gagnep), trứng cá (Muntingia calabura) với đƣờng kính vòng kháng khuẩn ở mức trung bình từ 8 đến 16 mm. Cao chiết ngải cứu (Artemisia vulgaris), kinh giới (Elsholtzia ciliata) và chùm ngây (Moringa oleifera) có đƣờng kính vòng kháng khuẩn ở mức từ 6 đến 8 mm; Nồng độ ức chế tối thiểu và nồng độ diệt khuẩn tối thiểu cũng đƣợc xác định hiệu quả ở chất chiết bàng.
Mô tả: 19tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/78013
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
609.53 kBAdobe PDF
Your IP: 18.191.217.131


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.