Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/92210
Nhan đề: Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn có khả năng cố định đạm từ đất vùng rễ lúa trong mô hình kiến tạo hệ sinh thái lúa tôm ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang.
Tác giả: Ngô, Thanh Phong
Quách, Hồng Đoan
Từ khoá: Sinh học
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Đại học Cần Thơ
Tóm tắt: Đề tài “Phân lập và tuyển chọn vi khuẩn cố định đạm từ đất vùng rễ lúa ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang” được thực hiện từ tháng 10 năm 2022 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả đã phân lập được 14 dòng vi khuẩn cố định đạm từ mẫu đất vùng rễ lúa tại huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang trên môi trường Pseudomonas Isolation Agar (PIA). Đa số các dòng vi khuẩn có dạng hình que với hình dạng khuẩn lạc tròn, bìa nguyên, độ nổi lài. Khi nuôi trong nuôi trường Burk lỏng không đạm tại thời điểm 3 ngày, 5 ngày, 7 ngày và định lượng NH4+ bằng phương pháp Indophenol Blue, tất cả dòng vi khuẩn đều có khả năng tổng hợp NH4+. Chọn ra 4 dòng trong 14 dòng vi khuẩn có khả năng tổng hợp NH4+ cao (hàm lượng NH4+ trung bình từ 0,89 mg/L đến 4,45 mg/L), chọn lựa để chủng vào hạt lúa (giống ST25) trồng trong ống nghiệm với môi trường khoáng không đạm trong 21 ngày. Thông qua đó, đánh giá tác động của 4 dòng vi khuẩn này đến chiều cao thân lá, chiều dài rễ, khối lượng khô của cây lúa ST25 ở giai đoạn 21 ngày. Kết quả thí nghiệm đã xác định được 2 dòng vi khuẩn UM5 và UM8 có ảnh hưởng tốt đến chiều cao, chiều dài rễ và khối lượng khô cây lúa.
Mô tả: 66 tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/92210
Bộ sưu tập: Khoa Khoa học Tự nhiên

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.88 MBAdobe PDF
Your IP: 18.218.66.149


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.