Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9312
Nhan đề: Nghiên cứu vật liệu đá dăm chèn vữa có tận dụng tro thải từ nhà máy nhiệt điện trong xây dựng móng và mặt đường giao thông nông thôn
Tác giả: Bùi, Tuấn Anh
Trần, Ngọc Huy
Nguyễn, Hữu Trí
Lê, Văn Hiếu
Từ khoá: Tro bay
Lớp vật liệu đá chèn vữa
Đá dăm thấm nhập vữa xi măng
Đường giao thông nông thôn
Năm xuất bản: 2019
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Cầu đường Việt Nam;Số 1+2 .- Tr.73-78
Tóm tắt: Lớp vật liệu đá dăm chèn vữa hay còn gọi là đá dăm thấm nhập vữa xi măng được sử dụng khá phổ biến ở các nước Tây Âu từ những năm 30 của thế kỷ 20. Do lượng xi măng chỉ sử dụng vào khoảng 100-160 kg/m3 (bằng 30%-50% so với mặt đường bê tông xi măng thông thường) nên còn được gọi là mặt đường bê tông tiết kiệm xi măng. Loại mặt đường này bao gồm bộ khung cốt liệu là đá dăm tương đối đồng kích cỡ và vữa liên kết là xi măng cát; trong quá trình lu nén vữa được tưới thấm vào các khe hở của các hạt cốt liệu lớn. Do đặc điểm thi công nên vữa xi măng cát đòi hỏi có tính linh động (độ sụt, độ chảy) cao, việc sử dụng tro bay hoặc các loại tro phế thải từ các nhà máy nhiệt điện trong hỗn hợp vữa vừa để tăng tính linh động của vữa được xem là lựa chọn thích hợp. Bài báo này tập trung vào báo cáo một số nội dung nghiên cứu thí nghiệm trong phòng đánh giá khả năng ứng dụng của loại vật liệu này trong xây dựng móng và mặt đường GTNT ở Việt Nam.
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9312
ISSN: 1859-459X
Bộ sưu tập: Cầu đường Việt Nam

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.59 MBAdobe PDF
Your IP: 18.117.153.38


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.