Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95519
Nhan đề: Đánh giá mức độ phong phú của cá trê vàng (Clarias macrocephalus Günther, 1864) tại khu bảo tồn Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang
Tác giả: Võ, Thành Toàn
Lê, Thị Phương Mai
Huỳnh, Ngọc Hân
Từ khoá: Quản lý nguồn lợi thuỷ sản
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Đánh giá mức độ phong phú của cá trê vàng (Clarias macrocephalus Gunther, 1864) tại khu bảo tồn Hoà An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang được thực hiện từ tháng 8/2023 đến tháng 11/2023. Nghiên cứu nhằm (i) đánh giá tác động của việc đánh dấu lên tỷ lệ sống và tăng trưởng của cá trê vàng, (ii) khảo sát sự biến động của một số yếu tố môi trường nước trong khu bảo tồn, (iii) khảo sát thành phần loài cá phân bố ở thuỷ vực tại khu bảo tồn đa dạng sinh học Hòa An, (iiii) xác định mức độ phong phú tương đối và sinh trưởng của cá trê vàng. Tốc độ tăng trưởng tương đối và tuyệt đối về khối lượng và chiều dài của cá sau 17 ngày nuôi giữa các nghiệm thức khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tỉ lệ sống của cá khi kết thúc thí nghiệm dao động từ 16,7-40%, cao nhất ở nghiệm thức cắt vây ngực (40%), kế đến là nghiệm thức cắt vây bụng (30%), nghiệm thức đối chứng có tỷ lệ sống thấp nhất (16,7%). Điều này cho thấy sự tăng trưởng của cá không bị ảnh hưởng lớn bởi các phương pháp đánh dấu. Các chỉ số môi trường như nhiệt độ, pH, DO, độ trong, độ sâu, NH4/NH3, Fe, H2S, NO2- , NO3-, PO4 3- đo được không ảnh hưởng,thích hợp cho sự phát triển và tăng trưởng của các loài thuỷ sinh vật ở khu bảo tồn. Thành phần loài cá ở khu bảo tồn kém đa dạng, chủ yếu là các loài thuộc nhóm cá đen như cá lóc (Channa striata), cá sặc bướm (Trichopodus tritropterus), cá bảy trầu (Trichopsis vittata) được ghi nhận xuất hiện ở hầu hết các đợt thu mẫu vì chúng có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Mức độ phong phú và sinh trưởng của quần đàn cá trê vàng ở khu bảo tồn ít biến động giữa các tháng. CPUEn cao nhất là 0,0185 (con/m2 /giờ) ở tháng 10, tháng 9 và tháng 11 thấp hơn với 0,0139 (con/m2 /giờ). CPUEw cao nhất là 1,7395 (g/m2 /giờ) ở tháng 11, tiếp đến là 1,3931 (g/m2 /giờ) ở tháng 10 và thấp nhất là tháng 9 với 1,0597 (g/m2 /giờ).
Mô tả: 17tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95519
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
759.59 kBAdobe PDF
Your IP: 52.15.231.106


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.