Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95588
Nhan đề: Ảnh hưởng của nitrite lên tỉ lệ lột xác và mềm vỏ của tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei)
Tác giả: Trương, Quốc Phú
Đặng, Thị Hoàng Oanh
Phạm, Minh Tấn
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tác động của hàm lượng TAN lên mức độ bài tiết nitrite, đồng thời xác định ảnh hưởng của hàm lượng nitrite lên tỉ lệ lột xác và mềm vỏ lên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei). Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 5 nghiệm thức tương ứng với 0%, 15%, 35% và 50% giá trị LC50-96h của TAN và nitrite đối với tôm thẻ chân trắng. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 5 lần. Hàm lượng TAN và nitrite của các nghiệm thức thí nghiệm lần lượt là 0 mg/L (đối chứng), 1,22 mg/L, 4,88 mg/L, 8,54 mg/L, 12,2 mg/L; và 0 mg/L (đối chứng), 3,83 mg/L, 15,3 mg/L, 26,78 mg/l, 38,30 mg/L. Thí nghiệm được thực hiện trong một cái keo chứa 7 lít nước có độ mặn 15‰, mỗi keo chứa 10 con tôm thẻ chân trắng có kích cỡ 1,25g/con (5,4 cm). Tôm được cho ăn 4 lần/ngày với thức ăn Grobest 42% protein. Kết quả cho thấy hàm lượng TAN có tác động đến mức độ bài tiết nitrite, hàm lượng TAN trong nước càng cao thì tôm bài tiết nitrite càng nhiều sau 96 giờ thí nghiệm. Hàm lượng nitrite có ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm, hàm lượng nitrite càng cao thì chu kỳ lột xác càng dài. Ở nghiệm thức hàm lượng nitrite 26,78 mg/L và 38,3 mg/L, tôm có biểu hiện lột xác không hoàn toàn, đục thân và chết sau khi lột xác.
Mô tả: 14tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95588
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
504.54 kBAdobe PDF
Your IP: 3.19.61.158


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.