Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9587
Nhan đề: Ảnh hưởng của tốc độ gia tăng độ mặn lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá thát lát còm ( Chitala ornata, Gray,1831) ở giai đoạn cá bột.
Tác giả: Lê, Thị Phương Mai
Châu, Thành Hiếu
Từ khoá: Phát triển Nông thôn
Năm xuất bản: 2019
Nhà xuất bản: Trường ĐHCT
Tóm tắt: Đề tài “ẢNH HƯỞNG CỦA TỐC ĐỘ GIA TĂNG ĐỘ MẶN LÊN TĂNG TRƯỞNG, TỈ LỆ SỐNG CỦA CÁ THÁT LÁT CÒM (Chitala ornata, Gray, 1831) Ở GIAI ĐOẠN CÁ BỘT ” được thực hiện tại trại thực nghiệm thủy sản Khoa Phát triển Nông thôn, Đại học Cần Thơ, xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang nhằm đánh giá tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá thát lát còm ở các độ mặn khác nhau, từ đó góp phần cung cấp thông tin về tiềm năng nuôi loài này hiện tại và trong tương lai ở Hậu Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung trong bối cảnh xâm nhập mặn. Nghiên cứu được thực hiện gồm 2 nội dung: (i): Ảnh hưởng của phương pháp thuần hóa khác nhau đến tỷ lệ sống và (ii) Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá thát lát còm giai đoạn cá bột. Đối với nội dung (i) được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 6 nghiệm thức (NT), mỗi NT có 3 lần lặp lại. Độ mặn được nâng lên tương ứng với các NT 0‰/ngày (ĐC), 1, 2, 3, 4 và 5 ‰/ngày. Kết quả thí nghiệm cho thấy NT 1 (đối chứng) có tỉ lệ sống cao nhất 79% sau 13 ngày ương, các NT có nâng độ mặn toàn bộ cá đều chết sau khi đạt độ mặn 12‰. Do vậy ngưỡng độ mặn của cá thát lát còm giai đoạn bột là 12‰. Với tốc độ thuần hóa độ mặn 2‰/ngày mang lại hiệu quả về tỷ lệ sống và thời gian thuần hóa tốt hơn các NT còn lại. Đối với nội dung (ii) Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và tỉ lệ sống của cá thát lát còm giai đoạn cá bột thực hiện với 6 NT tương ứng 0 % (ĐC), 2, 4, 6, 8 và 10‰ được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại ở mỗi NT. Sau 35 ngày ương NT2 (2‰) cho tăng trưởng của cá tốt nhất khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với đối chứng (0‰) và cao hơn có ý nghĩa thống kê so với các NT còn lại (p<0.05). Tỷ lệ sống của cá đạt cao nhất ở NT 1 (87%) và thấp nhất là ở NT 5 (34.97%) giữa các NT khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0.05). NT 6 (10‰) chết hoàn toàn sau 15 ngày bố trí thí nghiệm. Hệ số tiêu tốn thức ăn FCR NT 3 cao nhất (3.42) thấp nhất NT 2 (2.86) (p<0.05). Từ kết quả trên cho thấy khi ương cá thát lát còm từ giai đoạn cá bột lên cá giống ở trong môi trường nước lợ thì độ mặn không nên vượt quá 6‰.
Mô tả: 44tr
Định danh: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/9587
ISSN: B1510191
Bộ sưu tập: Khoa Phát triển Nông thôn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.86 MBAdobe PDF
Your IP: 3.133.140.153


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.