Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95930
Nhan đề: Khảo sát thành phần loài và mật độ động vật phiêu sinh trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) siêu thâm canh
Tác giả: Võ, Nam Sơn
Lưu, Thiên Định
Từ khoá: Nuôi Trồng Thuỷ Sản
Năm xuất bản: 2023
Nhà xuất bản: Trường Đại Học Cần Thơ
Tóm tắt: Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm khảo sát thành phần loài và mật độ động vật phiêu sinh trong các ao nuôi tôm thẻ chân trắng khác nhau tại huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau. Nghiên cứu được tiến hành tại 6 ao nuôi tôm và 4 kênh. Các ao tôm được chia thành 2 nhóm ao, nhóm A1 có mật độ từ 150-200 con/m2 và nhóm A2 có mật độ từ 250-350 con/m2 . Mẫu ĐVPS được thu tổng cộng có 10 đợt với chu kì 7 ngày/1 lần. Kết quả đã ghi nhận được tổng cộng 32 loài ĐVPS, trong đó Protozoa có số loài cao nhất (10 loài), kế tiếp là Copepoda (9 loài), các nhóm còn lại biến động từ 5-8 loài. Thành phần loài ĐVPS trong các ao tôm không có sự chênh lệch lớn giữa nhóm A1 và A2 qua các đợt thu mẫu. Mật độ Protozoa ở nhóm A2 đạt cao nhất vào thời điểm 58-64 ngày, trong khi ở nhóm A1 mật độ của chúng đạt giá trị cao giai đoạn từ 43-58 ngày. Mật độ ĐVPS trong các ao tôm dao động từ 12.593±10.507-525.167±682.445ct/m3 thấp hơn nhiều so với kênh 159.860±87.720- 553.716±649.002 ct/m3 . Rotifera và Copepoda có mật độ cao vào đầu vụ, trong khi Protozoa chiếm ưu thế vào cuối vụ. Các thông số môi trường nước có ảnh hưởng ý nghĩa đến sự phân bố của ĐVPS trong các ao tôm. Tính đa dạng thành phần loài ĐVPS trong các ao tôm ở mức từ thấp đến trung bình.
Mô tả: 18tr.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/95930
Bộ sưu tập: Trường Thủy sản

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
1.49 MBAdobe PDF
Your IP: 18.118.210.133


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.