Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96853
Nhan đề: Dân tộc học tự sự: Trải nghiệm các nhân và sự phản ánh
Tác giả: Nguyễn, Văn Chính
Từ khoá: Dân tộc học ghế bành
Quan sát tham gia
Dân tộc học tự sự
Tự phản ánh
Năm xuất bản: 2023
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Dân tộc học;Số 03 .- Tr.43-54
Tóm tắt: Từ những năm 1970, thuật ngữ dân tộc học tự sự (autoethnography) xuất hiện ngày càng nhiều, như một cách tiếp cận mới trong dân tộc học. Bài viết này trên cơ sở nhìn lại lịch sử phát triển các phương pháp tiếp cận của dân tộc học từ dân tộc học “trên ghế bành” đến “dân tộc học tham gia” và “dân tộc học tự sự" sẽ làm rõ những bước tiến mới trong quá trình tìm tòi các phương pháp khoa học để nâng cao hiểu biết về các hiện tượng văn hóa. Bài viết gợi ý rằng, dân tộc học tự sự là một phương pháp nghiên cứu định tính điển hình nhằm tìm hiểu văn hóa từ bên trong, giải thích văn hóa từ quan điểm của những người trong cuộc thay vì áp đặt cái nhìn từ bên ngoài cộng đồng được nghiên cứu. Về bản chất, dân tộc học tự sự là sự giao cắt giữa các hình thức tự truyện và mô tả dân tộc học. Nhà nghiên cứu thông qua trải nghiệm cá nhân của mình mô tả các hiện tượng văn hóa mình nghiên cứu, viết ra những suy nghĩ của cá nhân và trình bày kết quả dưới dụng tự sự, văn chương, và cả những cảm xúc toát lên từ vấn đề mình quan tâm. Dù không có những quy định cụ thể nào về “tự sự” nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, dân tộc học tự sự vừa là một phương pháp nghiên cứu, đồng thời là một sự phản ánh văn hóa từ lăng kính người trong cuộc.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/96853
Bộ sưu tập: Dân tộc học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
7.28 MBAdobe PDF
Your IP: 18.116.62.102


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.