Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/97991
Nhan đề: Kết quả ban đầu về mô phỏng ngập lụt vùng ven biển Thanh Hóa do nước dâng bão
Tác giả: Phạm, Văn Tiến
Trần, Thị Thuỳ Linh
Phạm, Khánh Ngọc
Bùi, Mạnh Hà
Nguyễn, Bá Thủy
Từ khoá: Bão
Nước dâng do bão
Ngập lụt ven biển
Mô hình tích hợp
Năm xuất bản: 2023
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Khí tượng Thủy văn;Số 752 .- Tr.87-96
Tóm tắt: Trong nghiên cứu này, nguy cơ ngập lụt do nước dâng bão tại ven biển Thanh Hoá cho một số kịch bản về bão đổ bộ vào khu vực với độ cao thuỷ triều ở mức trung bình được mô phỏng bằng mô hình số trị tích hợp thuỷ triều, sóng biển và nước dâng do bão (mô hình SuWAT). Trong đó, mô hình SuWAT được phát triển thuật toán biên di động để mô phỏng ngập lụt do nước dâng bão. Kết quả mô phỏng cho thấy với bão cấp 12 và thời gian mô phỏng 90 giờ kể từ khi bão hình thành thì tại thời điểm 71 giờ, mực nước tại ven biển Thanh Hoá bắt đầu dâng, thời điểm sau 73 giờ nước dâng đã bắt đầu gây ngập tại một số khu vực trũng ven biển và dọc theo lưu vực các sông, tại thời điểm 79 giờ hầu hết các khu vực có nước dâng đã ngập sâu nhất. Khu vực có diện tích ngập rộng và sâu nhất là ven biển huyện Hậu Lộc, quanh lưu vực sông Yên, sông Mã, sông Trường Giang và sông Lèn. Với trường hợp bão cấp 15 đổ bộ, tổng diện tích ngập tại ven biển Thanh Hoá lên tơi 153,2 km². Đây là những kết quả nghiên cứu ban đầu về ngập lụt ven biển do nước dâng bão, làm cơ sở để tiếp tục phát triển mô hình cũng như thực hiện trong nhiều kịch bản khác nhau về địa hình và cấp bão đổ bộ.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/97991
ISSN: 2525-2208
Bộ sưu tập: Khí tượng Thủy văn

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
5 MBAdobe PDF
Your IP: 3.14.130.24


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.