Vui lòng dùng định danh này để trích dẫn hoặc liên kết đến tài liệu này: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/98477
Nhan đề: Phương thức xử thế của Phùng Khắc Khoan trong cục diện chính trị Việt Nam thế kỷ XVI
Tác giả: Vũ, Thị Thảo
Từ khoá: Tư tưởng Việt Nam thế kỷ XVI
Phùng Khắc Khoan
Phương thức xử thế
Năm xuất bản: 2021
Tùng thư/Số báo cáo: Tạp chí Triết học;Số 10 .- Tr.66-75
Tóm tắt: Phùng Khắc Khoan (1528-1613) là một trí thức Nho học mang khát vọng và hoài bảo gây dựng sự nghiệp lớn lao để có cơ hội đem tài đức cống hiến cho dân tộc, cho đất nước. Ông trưởng thành trong bối cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVI đầy biến động và hết sức phức tạp. Cục diện chính trị đương thời với mô hình “lưỡng đầu chế” tồn tại song hành hai thế lực nhà Mạc và nhà Lê trung hưng luôn đối đầu và cạnh tranh giành ảnh hưởng với nhau. Thực tiễn đó đã đặt thế hệ Nho sĩ giai đoạn này vào cuộc chiến nội tâm khốc liệt, đòi hỏi họ phải tỉnh táo và thận trọng trong hành xử trước thời loạn để bảo toàn được tính mạng và thực hiện được con đường công danh của mình. Phùng Khắc Khoan cũng không phải là ngoại lệ. Với một niềm tin và sự hiểu biết sâu sắc về Nho học, ông đã vận dụng một cách linh hoạt Đạo trong phương thức xử thế của mình. Nó thể hiện ở bản lĩnh lựa chọn nhà Lê trung hưng để phụng sự cùng sự kiên gan, bền lòng của ông trên con đường xử thế của một nhà Nho chân chính trên cả ba tư cách người bề tôi, người làm quan và vị trí một người con trung hiếu. Qua đó Phùng Khắc Khoan đã để lại trong dòng chảy tư tưởng Việt Nam dấu ấn một phong cách xử thế theo mô hình Nho học thuần túy, từ tu thân tới tề gia và trị quốc một cách tích cực, kiên cường trong giai đoạn lịch sử “lưỡng đầu chế” đầy mâu thuẫn với lý tưởng Nho gia.
Định danh: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/98477
ISSN: 0866-7632
Bộ sưu tập: Triết học

Các tập tin trong tài liệu này:
Tập tin Mô tả Kích thước Định dạng  
_file_
  Giới hạn truy cập
3.1 MBAdobe PDF
Your IP: 3.149.29.112


Khi sử dụng các tài liệu trong Thư viện số phải tuân thủ Luật bản quyền.