Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19227
Title: Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan
Authors: Hồ, Thị Xuân Quỳnh
Quách, Thị Diễm My
Keywords: Sư phạm ngữ văn
Issue Date: 2019
Publisher: Trường Đại học Cần Thơ
Abstract: Cấu trúc của đề tài nghiên cứu “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan”, chúng tôi triển khai gồm ba phần: Mở đầu, nội dung, kết luận. Ở phần mở đầu chúng tôi đã trình bày những lí do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu. Về phần nội dung, chúng tôi đã triển khai làm ba vấn đề lớn: Những vấn đề chung, quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nhìn từ phương diện nội dung, quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan nhìn từ phương diện nghệ thuật. Trước hết, về những vấn đề chung thì chúng tôi đã khảo sát, tìm hiểu, thống kê và chứng minh có nhiều nhà nghiên cứu, phê bình tìm hiểu về quan niệm nghệ thuật con người trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan ở trước và sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Đồng thời, chúng tôi đã tìm hiểu vài nét về truyện ngắn, quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học và tìm hiểu về nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng như vị trí của nhà văn trong nền văn học dân tộc để có cái nhìn khách quan hơn khi đi sâu vào nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, ở đề tài nghiên cứu này chúng tôi đã tìm hiểu và chỉ ra được những biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan từ hai phương diện chính: Nội dung và nghệ thuật. Cụ thể, về nội dung chúng tối đã khảo sát, tìm hiểu tất cả các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan và thấy nổi bật lên những vấn đê chính sau: Con người là sản phẩm của hoàn cảnh (Hoàn cảnh giàu sang; hoàn cảnh nghèo hèn); Con người có tâm tính bất nhân, vô đạo (Bất luận cương thường, đạo lý; tham lam, xảo trá; tàn ác, độc đoán); Con người nhân hậu, thật thà (Sống trọng tình, trọng nghĩa; ngay thẳng, thật, thà; bao dung, độ lượng). Về nghệ thuật, qua quá trình khảo sát truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chúng tôi thấy một số yếu tố nghệ thuật mà nhà văn sử dụng chủ yếu như sau: Nghệ thuật trào phúng; Nghệ thuật xây dựng nhân vật (Ngoại hình, hành động, ngôn ngữ đối thoại nhân vật); Xây dựng tình huống truyện (Tình huống nghịch lí, tình huống ngẫu nhiên, tình huống nhân vật dùng mẹo); Không gian nghệ thuật; thời gian nghệ thuật; ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật. Về kết luận, qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người của Nguyễn Công Hoan chúng tôi đã tìm ra được những biểu hiện quan niệm về con người của Nguyễn Công Hoan qua hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đồng thời, chúng tôi thấy được cách cảm nhận, cách nhìn của Nguyễn Công Hoan về con người trong xã hội đương thời. Cụ thể, nhà văn có cái nhìn chủ quan, tiêu cực, luôn nhìn con người theo hướng xấu nhiều hơn hướng tốt dù là người nghèo hay người giàu ông cũng luôn tìm những cái xấu của họ để cười nhạo, châm biếm, ít khi ca ngợi vẻ đẹp đạo đức của con người. Ông luôn có cái nhìn lạnh lùng với tất cả hạng người, kể cả khi câu chuyện đó đau buồn cỡ nào thì nhà văn vẫn không hề tỏ ra đồng cảm hay thương tiếc. Chính sự chủ quan trong cách nhìn nhận về con người mà những truyện ngắn của ông vẫn chưa đạt đến vấn đề giai cấp mà chỉ dừng lại ở mức độ giàu-nghèo. Nguyễn Công Hoan là một nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu của văn học Việt Nam và cũng là người mở đường cho dòng văn học hiện thực phê phán hình thành và phát triển. Những tác phẩm văn học của ông đều để lại nhiều dấu ấn riêng trong lòng độc giả và có nhiều đóng góp cho nền văn học nước nhà, đặc biệt là về thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan góp phần phản ánh hiện thực xã hội thối nát đương thời. Ở đó, nhà văn đã thể hiện tiếng nói của mình như một lời tố cáo đanh thép xã hội bất công khi có những con người quyền lực, giàu có, cậy quyền, cậy thế áp bức, chà đạp dân nghèo. Còn những người nghèo khổ phải sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn, chịu sự chà đạp của bọn giàu có bất nhân. Đây cũng chính là một phần hiện thực trong xã hội đương thời mà nhà văn Nguyễn Công Hoan đã cố gắng đưa và tác phẩm của mình và phản ánh nó một cách chân thực nhất. Đồng thời, từ cách vận dụng sáng tạo nghệ thuật trào phúng để thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm đối tượng thì nhà văn cũng vừa góp phần làm cho thể loại truyện ngắn trào phúng phát triển lên một tầm cao mới. Qua đó, có thể nói nhà văn Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn tài ba, có sức sáng tạo mãnh liệt khi đã đưa quan niệm về con người vào trong tác phẩm, vừa thể hiện tiếng nói đả kích xã hội, vừa góp phần phản ánh hiện thực thối nát đương thời.
Description: 102 tr.
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19227
Appears in Collections:Khoa Sư phạm

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.29 MBAdobe PDF
Your IP: 3.149.243.32


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.