Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19242
Full metadata record
DC FieldValueLanguage
dc.contributor.advisorHồ, Thị Xuân Quỳnh-
dc.contributor.authorThị, Noi-
dc.date.accessioned2019-12-20T02:07:54Z-
dc.date.available2019-12-20T02:07:54Z-
dc.date.issued2019-
dc.identifier.otherB1501677-
dc.identifier.urihttp://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/19242-
dc.description92 tr.vi_VN
dc.description.abstractNói đến văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1930 – 1945 không thể không nhắc đến nhà văn Thạch Lam. Đây là một trong những nhà văn có đóng góp đáng kể cho quá trình hiện đại hoá văn học dân tộc. Bằng tài năng cũng như tâm huyết của một nhà văn yêu nghề, có trách nhiệm với nghề, Thạch Lam đã sáng tác nên những trang viết có giá trị, mang đậm dấu ấn riêng. Bằng tình yêu và niềm đam mê với văn chương của nhà văn, người viết thực hiện đề tài: Tính dân tộc trong truyện ngắn của Thạch Lam. Trong luận văn Tính dân tộc trong truyện ngắn của Thạch Lam, người viết trình bày những biểu hiện của tính dân tộc qua phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật của truyện ngắn Thạch Lam. Luận văn gồm có 3 chương: Ở chương 1, người viết đi vào những vấn đề chung, gồm có tổng quan tình hình nghiên cứu, một số khái niệm cơ bản, biểu hiện của tính dân tộc trong văn học, vài nét về nhà văn Thạch Lam và thể loại truyện ngắn. Ở chương 2, người viết trình bày biểu hiện của tính dân tộc trong truyện ngắn của Thạch Lam nhìn từ phương diện nội dung thể hiện qua tâm hồn, tính cách của con người Việt Nam, lối sống và cách ứng xử của con người Việt Nam. Trong tâm hồn, tính cách của người con người Việt Nam bao gồm: Giàu đức hy sinh, chịu thương, chịu khó; Giàu lòng thương người, nhân hậu, bao dung; Thuỷ chung, son sắt; Yêu thiên nhiên, tạo vật. Trong lối sống và cách ứng xử của con người Việt Nam, bao gồm: Lối sống giản dị, chân thành; Trọng tình, trọng nghĩa; Cách ứng xử tinh tế, kín đáo; Linh hoạt, nhạy bén. Ở chương 3, người viết đi vào khai thác những biểu hiện của tính dân tộc trong truyện ngắn của Thạch Lam nhìn từ phương diện nghệ thuật. Đầu tiên là ở ngôn ngữ, bao gồm: Ngôn ngữ nhẹ nhàng, tinh tế, giàu cảm xúc; Ngôn ngữ giản dị, gần gũi, dễ hiểu. Tiếp theo là về giọng điệu, bao gồm: Giọng thủ thỉ, tâm tình; Giọng ngậm ngùi, đồng cảm, thương xót; Giọng chân thành, tha thiết. Cuối cùng là yếu tố không gian đậm đà phong vị của quê hương, đất nước và thời gian mang âm sắc quê hương Việt Nam. Kết quả của đề tài nghiên cứu này là người viết đã làm sáng tỏ những biểu hiện của tính dân tộc trong truyện ngắn của Thạch Lam ở phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật. Qua đó, thấy được ý thức cũng như tinh thần dân tộc sâu sắc của Thạch Lam cùng với những đóng góp của nhà văn đối với nền văn học dân tộc.vi_VN
dc.language.isovivi_VN
dc.publisherTrường Đại học Cần Thơvi_VN
dc.subjectSư phạm ngữ vănvi_VN
dc.titleTính dân tộc trong truyện ngắn của Thạch Lamvi_VN
dc.typeThesisvi_VN
Appears in Collections:Khoa Sư phạm

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.25 MBAdobe PDF
Your IP: 3.133.12.172


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.