Please use this identifier to cite or link to this item: https://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20444
Title: Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2014-2018
Authors: Trần, Quốc Nhân
Nguyễn, Trí Hiền
Keywords: Phát triển Nông thôn
Issue Date: 2020
Publisher: Trường Đại Học Cần Thơ
Abstract: Với mục đích xem xét tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018 đề tài “Phân tích thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2014-2018” được thực hiện. Với mục tiêu phân kết quả xuất khẩu gạo của Việt Nam về sản lượng, giá trị cũng như giá xuất khẩu của riêng Việt Nam và một số đối thủ cạnh tranh và đề xuất ra một số giải pháp giúp cho xuất khẩu gạo Việt ngày càng phát triển. Với các mục tiêu đề ra là đề tài sử dụng các phương pháp thu thập số liệu từ các cơ quan tổ chức thống kê của Việt Nam và thế giới. Sử dụng phương pháp thống kê mô tả và so sánh để mô tả về hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam, đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu phân tích, đồng thời tìm hiểu nguyên do biến động. Từ kết quả phân tích cho thấy tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn 2014 đến 2018 có nhiều biến động, tăng giảm về giá trị xuất khẩu sản lượng cũng như giá xuất khẩu. Cụ thể sản lượng gạo xuất khẩu năm 2016 của Việt Nam là 4,809 triệu tấn mang về 2,159 tỷ USD đã tăng lên 6,115 triệu tấn gạo và mang về giá trị 3,068 tỷ USD tăng 21,4% về sản lượng và 29,7% về giá trị. Nhưng nhìn chung giá gạo xuất khẩu của Việt Nam còn thấp hơn so với các nước trên thế giới kéo theo đó là giá trị xuất khẩu không tương sức với sản lượng. Bên cạnh đó yếu tố chất lượng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá bán gạo Việt và cũng ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu gạo Việt sang các thị trường khó tính. Tuy đạt sản lượng xuất khẩu cao nhưng gạo Việt vẫn phải phụ thuộc nhiều vào một số thị trường cụ thể như Trung Quốc, Philippines Malaysia..., đây là những thị trường mà gạo Việt Nam đạt sản lượng xuất khẩu cao nhất. Ngoài ra tình hình xuất khẩu gạo Việt Nam còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác. Từ kết quả phân tích cho thấy xuất khẩu gạo Việt Nam trong thời gian tới cần nâng cao chất lượng đáp ứng các yêu cầu của từng thị trường khác nhau, bên cạnh đó việc mở rộng thị trường và tìm kiếm các thị trường mới, các thị trường ở phân khúc cao cấp hơn cũng là một trong những việc làm quan trọng để giúp hạt gạo Việt Nam đi xa hơn để khẳng định thương hiệu chất lượng và nâng cao giá trị.
Description: 71tr
URI: http://dspace.ctu.edu.vn/jspui/handle/123456789/20444
ISSN: B1606045
Appears in Collections:Khoa Phát triển Nông thôn

Files in This Item:
File Description SizeFormat 
_file_
  Restricted Access
1.6 MBAdobe PDF
Your IP: 3.145.119.199


Items in DSpace are protected by copyright, with all rights reserved, unless otherwise indicated.